(HBĐT) - 2 chiếc cầu treo dân sinh được xây dựng bắc qua sông Bưởi khiến bà con xã Chí Đạo (Lạc Sơn) rất phấn khởi. Thế nhưng, chỉ sau 2-3 năm đưa vào sử dụng, những cây cầu này đã xuống cấp nghiêm trọng. Dù rất bất an nhưng với vai trò quan trọng trong đời sống dân sinh, người dân nơi đây vẫn bất chấp qua cầu với bao nguy hiểm rình rập.
Xã Chí Đạo có 8 xóm, chia làm 2 KDC, chia cách bởi con sông Bưởi. Trước những năm 2011, khi cầu treo chưa được xây dựng, bà con qua sông bằng cầu phao. Vào mùa mưa lũ, đi lại bằng cầu phao rất nguy hiểm, đến năm 2010 cầu treo Be Trên được xây dựng và đầu năm 2011 đưa vào sử dụng, bà con rất vui mừng.
Tuy nhiên, với hàng trăm lưu lượng người và phương tiện qua lại hàng ngày, mặt cầu làm bằng ván gỗ đã mục nát sau 2 năm đưa vào sử dụng. Hiện, ở cầu Be Trên, 100% mặt cầu được chắp vá từ các đoạn tre mà bà con 3 xóm Be Trên, Be Ngoài, Be Dưới góp nhau gia cố. Nhiều đoạn trên mặt cầu, tre bị dập nát và những khoảng trống “tử thần” xuất hiện. Lan can của cầu làm bằng dây sắt hiện cũng đã han gỉ, có đoạn bị đứt rời. Dẫu rệu rã và nguy hiểm nhưng chỉ quan sát khoảng hơn 20 phút, chúng tôi đã ghi nhận được gần 30 lượt người qua lại trên cầu.
Ông Bùi Văn Bun, Trưởng xóm Be Trên cho biết: Đây là cây cầu liên thôn, liên xã nên mỗi ngày có hàng trăm lượt người qua lại. Xóm Be Trên có một nửa ruộng canh tác của bà con bên kia cầu, vào mùa mưa lũ, việc vận chuyển phân bón, nông sản gặp nhiều khó khăn. Xóm có khoảng 50 học sinh đang học tiểu học, vì qua cầu khá nguy hiểm nên hàng ngày bố mẹ các em phải đưa đón.
Theo chia sẻ của người dân nơi đây, họ không nhớ nổi là có bao nhiều người bị trượt ngã trên cầu, nhất là khi trời mưa. Thậm chí, có trường hợp đã rơi xuống sông như trường hợp “người rơi xuống sông, xe mắc lan can cầu” của ông Bùi Văn ườm, xóm Đảng, xã Chí Thiện (Lạc Sơn). Do mặt cầu quá chông chênh, ông ườm không kiểm soát được tay lái, rất may lúc này nước sông dâng cao nên không xảy ra hậu quả thương tâm hay vụ việc 3 người phụ nữ đi giao trứng vịt bị ngã, trứng rơi hết xuống sông.
Ông Bùi Văn Phúc, người được xóm phân công bảo vệ cây cầu treo của xóm Be Trên trăn trở: “Hàng ngày, lượng người qua lại trên cầu rất đông, trong khi ván cầu là loại gỗ tạp nên sau 2 năm đã xuống cấp trầm trọng. Dù chúng tôi liên tục kiểm tra và tu sửa nhưng dùng vật liệu bằng tre nên mặt cầu chông chênh, rất nguy hiểm. Hiện, khung cầu còn khá chắc chắn, rất mong các cơ quan chức năng quan tâm tu sửa lại mặt cầu để bà con yên tâm đi lại, không còn lo bị rơi xuống sông”.
Ngoài cầu Be Trên, năm 2012, ở xã Chí Đạo có một cây cầu treo khác (cầu Hai ót) cũng được xây dựng và hiện đang trong tình trạng chắp vá. Mặc dù khung, lan can của cầu vẫn còn khá chắc chắn nhưng ván gỗ làm mặt cầu trước đây chỉ còn lại với số lượng đếm trên đầu ngón tay. “Bà con 2 xóm ót Trên và ót Dưới dùng ván gỗ để gia cố lại cầu, có hộ xẻ cả cột nhà. Nhờ đó mà mặt cầu phẳng, đỡ chông chênh hơn cầu Be Trên. Tuy nhiên, loại gỗ dùng vá cầu là gỗ tạp nên bà con phải thay liên tục, vào mùa mưa sẽ nhanh bị mục nát”- đồng chí Bùi Văn Hải, cán bộ Văn phòng UBND xã Chí Đạo cho hay.
Đồng chí Quách Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Chí Đạo cho biết: Giao thông ở Chí Đạo còn rất khó khăn, mới chỉ có khoảng 1/3 đường được bê tông hóa. Việc 2 cây cầu dân sinh xuống cấp là nỗi trăn trở nhiều năm qua của chính quyền và người dân trong xã. Dù rất quan tâm nhưng do ngân sách của huyện, xã hạn hẹp nên chưa có điều kiện tu sửa. Với những nguy hiểm luôn rình rập, rất mong sự quan tâm của cấp trên, sửa lại cầu cho người dân đi lại thuận tiện.
Viết Đào
(HBĐT) - Ở xóm Đồng Chanh (xã Tu Lý - Đà Bắc) ai cũng bảo chị Nguyễn Thị Hạ là người may mắn khi có được một tấm chồng chịu thương, chịu khó, yêu vợ, thương con. Còn anh Đinh Văn Nhu (sinh năm 1972) - chồng chị luôn là một tấm gương mẫu mực trong xóm bởi sự cần cù, chịu khó. ấy thế, đùng một cái cả xóm, cả xã xôn xao về việc anh Nhu tìm đến cái chết bằng thuốc diệt cỏ. “Ngày 25/5 vừa rồi là tròn một năm.
(HBĐT) - Như tin đã đưa, vào khoảng 16h30’ ngày 3/7 theo phản ánh của nhân dân và lãnh đạo xã Yên Lập, (huyện Cao Phong) về tình hình cá chết dọc ven suối Nhẹm và suối Màn cũng như 2 ao của nhân dân xóm Quà khu vực lưu vực nhà máy tuyển luyện quặng đồng của Công ty cổ phần khoáng sản An Phú tại xã Yên Thượng. Để rộng đường dư luận, PV Báo Hoà Bình đã trực tiếp xuống hiện trường để ghi nhận tình hình.
(HBĐT) - Không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng nguồn sống và môi trường. Đó là quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong ngay sau khi có thông tin về việc một số hộ dân địa phương chuyển đổi đất rừng sản xuất, đưa cây cam vào trồng ở các xã vùng đầu nguồn nước hồ Cạn Thượng.
(HBĐT) - Thấm thoắt đã nghỉ hè được gần 1 tháng bởi từ trung tuần tháng 5, chương trình học của học sinh đã xong, chờ ngày tổng kết năm học. Nghỉ hè, với học sinh tiểu học, THCS là được vui chơi, đùa nghịch, gác sách, bút sang một bên để đi chơi, đi du lịch cùng gia đình, được thả hồn mộng mơ với biết bao dự định. Nhưng với những học sinh khối lớp 12 là cả một tháng vùi đầu vào học hành, ôn luyện. Chưa tổng kết thì lo ôn thi học kỳ II, tổng kết rồi lại lo tìm nơi ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, xét vào các trường đại học, cao đẳng. Chặng đường 12 năm đèn sách gần như được các sĩ tử “gói gọn” trong 1 tháng ôn luyện này.
(HBĐT) - Giữa trưa hè tháng 6, ai cũng vội vã lao nhanh trên đường để trở về nhà hoặc tìm một bóng râm. Nhưng thà chịu nắng bỏng rát còn hơn nguy hiểm tính mạng nên bất chấp cái nắng 40 độ C hầm hập bủa vây, cứ đến cầu Bến Khốm (xóm Đầm Sáng, xã Thượng Bì, huyện Kim Bôi) là người dân dừng xe, xuống dắt bộ qua cầu. Kể từ ngày khởi công năm 2008 đến nay, cầu Bến Khốm vẫn chỉ là mấy mố cầu dang dở. Cầu tạm được dựng lên, cầu gỗ đã sập rồi đến cầu tre cũng mục, giờ đây, những tấm bê tông được đổ tạm làm cầu.
(HBĐT) - Ngoài “kho” kiến thức tích lũy được qua 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, hàng ngày các cô, cậu học trò còn được tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện truyền thông, hoạt động xã hội mang tính trải nghiệm... tuy nhiên, phần đông trong giới trẻ hiện nay vẫn loay hoay trước ngưỡng cửa “vào đời”.