(HBĐT) - Trước nguy cơ mất nhà do những vết nứt vây quanh, chính quyền đã kịp thời di rời 30 hộ dân xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) về nơi an toàn. Dẫu khó khăn nhưng người dân Lau Bai luôn nhận được sự quan tâm, đồng thời, họ cũng đang nắm chặt tay, tương trợ lẫn nhau để vượt qua thời gian khó khăn nhất.



Khung cảnh không một bóng người ở xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) sau khi bà con nơi đây di rời về nơi ở mới. 

Lau Bai cách trụ sở UBND xã Vầy Nưa khoảng 10 km, con đường từ xóm Thín vào Lau Bai bị nước lũ cày xới khá trắc trở. Những ngày này, 30 mái nhà ở Lau Bai đều khóa trái cửa, không tiếng cười nói như trước đây. Sau trận mưa lớn lịch sử, ở phía trên đồi đã xuất hiện những vết nứt lớn, nguy cơ có thể kéo cả Lau Bai xuống vực bất cứ lúc nào. Theo ông Bàn Văn Vinh, Trưởng xóm Lau Bai cho biết: Khoảng 7 giờ 30 phút ngày 10/10, ông Vinh đã phát hiện những vết nứt trên nền nhà của gia đình, tiếp đó, ở một số hộ dân khác cũng xuất hiện những vết nứt tương tự. Khảo sát ở phía trên triền đồi sau xóm, bà con đã phát hiện vết nứt dài, bao quanh cả xóm. Sau khi báo cáo lên cấp trên, đến ngày 12/10, bà con Lau Bai đã được các cơ quan chức năng tập trung di rời về nơi ở an toàn.

Sau hơn một tuần di rời, cuộc sống của bà con ở "xóm dã chiến” này thực sự đảo lộn. "Rất nhiều khó khăn, lều bạt như này mưa vẫn bị dột, trời nắng thì nóng phải ra ngoài ngồi. Nhà nào có 3 – 4 khẩu thôi còn đỡ, chứ nhiều khẩu thì quá chật chội. Sinh hoạt, nấu nướng cũng rất khó khăn, nói chung mọi thứ đều bị đảo lộn nhưng điều quan trọng nhất là sự an toàn về người. Những ngày qua, chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ của các cấp chính quyền, cũng như các nhà hảo tâm. Do đó, bà con luôn động viên, giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn”, anh Lý Văn Thanh, người dân xóm Lau Bai cho biết.

 Bà con "xóm dã chiến” cùng nhau nấu cơm, chia sẻ khó khăn.

Theo lời anh Thanh kể, những ngày đầu về bản mới, Lau Bai không điện, không nước, còn giờ đây, điện đã được kéo đến tất cả lều bạt, bà con đã có thể xem ti vi để theo dõi tin tức; nước cũng đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Sự học của các em học sinh bản Dao này sau 1 tuần đứt đoạn, đến chiều ngày 24/10 các em cũng đã bắt đầu đến trường. Cô giáo Hà Thị Gương, Chi trưởng chi Lau Bai, Trưởng Tiểu học Vầy Nưa cho biết: Trước khi phải di rời, Lau Bai đã được xây dựng một trường học khang trang nhưng do nguy cơ sạt lở nên việc học của các em bị gián đoạn. Những ngày qua, thầy cô giáo cùng các phụ huynh đã mượn một nhà dân cách đây 4 km chuyển về nơi ở mới này để dựng làm phòng học cho các em. Tuy không gian nhỏ hẹp, phòng học tạm bợ nhưng đến chiều nay (24/10), các em sẽ bắt đầu đi học trở lại.

Gần 11 giờ trưa, "xóm dã chiến” nghi ngút khói, bà con đang cặm cụi nấu cơm, tiếng cười nói rôm rả. "Chắc sẽ còn khó khăn một thời gian nữa nên mọi người nương tựa, giúp đỡ nhau để cùng vượt qua. Giờ gặp hoạn nạn mới thấy được tình làng, nghĩa xóm sâu đậm, nhà nào cần giúp đỡ chuyển đồ đạc thì cả xóm cùng tập trung chuyển. Đến bữa, nhiều hôm góp gạo nấu cơm chung, cùng trò chuyện, chia sẻ với nhau nên khó khăn cũng vơi đi phần nào”, ông Lý Văn Phúc, xóm Lau Bai chia sẻ.

Dù sinh hoạt bất tiện, nhiều khó khăn nhưng bà con Lau Bai luôn nương tựa, giúp đỡ nhau mới.

Theo Trưởng xóm Bàn Văn Vinh, để ổn định cuộc sống của bà con, cấp trên đã có phương án xây dựng khu tái định cư. Theo đó, địa điểm được chọn chính là vị trí hiện đang dựng lều bạt cho bà con ở tạm. "Hiện nay, nhà cửa, tài sản của bà con vẫn để ở xóm cũ vì chưa có mặt bằng để chuyển đến. Theo như cấp trên cho biết, xóm sẽ được hỗ trợ mỗi hộ một nền nhà để chuyển về. Bà con cũng rất mong mỏi, cấp trên sớm triển khai để ổn định cuộc sống. Với những hộ nhà cửa đã hỏng hóc, không tái sử dụng được, cũng mong muốn được hỗ trợ để làm nhà mới”, ông Vinh mong mỏi.

Khó khăn vẫn còn rất nhiều ở phía trước nhưng về "xóm dã chiến” mới thấy được tinh thần tương thần, tương ái, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Cho dù nóng nực, sinh hoạt bất tiện nhưng bà con đang nương tựa vào nhau để vượt qua khó khăn, bởi họ biết, các cấp chính quyền, những tấm lòng thiện nguyện sẽ luôn sát cánh để cùng họ vượt qua thử thách này./.

Viết Đào

Các tin khác


Ấm tình người trong cơn lũ dữ

(HBĐT) - Với ông Nguyễn Văn Chính, 74 tuổi ở thôn Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) thì cơn lũ trong những ngày qua xảy ra trên địa bàn Lạc Thủy là một trong 3 cơn lũ lớn nhất mà trong đời ông từng gặp. Nước lũ lên nhanh và bất ngờ đã nhấn chìm toàn bộ làng mạc, nhà cửa. Tuy vậy, sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của những nhà hảo tâm, người dân địa phương từ bát cơm nóng, từ chai nước nhỏ đã sưởi ấm lòng người trong cơn lũ dữ…

Dầm mưa, lội bùn tìm kiếm các nạn nhân ở xóm Khanh

(HBĐT)-Mưa vẫn rơi, đất đá lở thi thoảng vẫn trôi xuống, bùn đất nhão nhoẹt ngập nửa thân người khiến việc tìm kiếm các nạn nhân xấu số khó khăn ngày một chồng chất. Dẫu vất vả, nhiều nguy hiểm nhưng các chiến sỹ làm nhiệm vụ vẫn miệt mài tìm kiếm, với hy vọng sớm đưa được những nạn nhân ra khỏi khối đất đá khổng lồ.

Kinh hoàng đêm chạy lũ lịch sử ở xóm Nhạp

(HBĐT) - "Tôi năm nay 91 tuổi, thế nhưng trong cuộc đời đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến trận mưa lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề như vậy”. Câu nói đầu tiên cụ Xa Văn Hấu, xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) thốt lên khi đoàn công tác của tỉnh có mặt tại nhà bè tránh lũ cách xóm chừng 10-15 phút đi thuyền mà cụ cùng nhiều người dân khác đang trú ngụ.

Tan hoang vùng mưa lũ Đà Bắc

(HBĐT) - Chỉ tay về phía những gốc cây to bằng một ôm người lớn, anh Lường Văn Điều, Trưởng xóm Hày, xã Đồng Ruộng, Đà Bắc vẫn còn chưa hết nỗi kinh hoàng: nói như thế này cho các anh dễ hình dung là hàng nghìn m3 nước từ trên đỉnh núi dồn ập xuống dòng suối nhỏ trong cùng một lúc. Nước đi đến đâu, đất đá như một đàn trâu rừng hung dữ lồng lên phá tan hoang mọi thứ đến đó. Đến cả những gốc cây to bằng một ôm người lớn cũng đã bị nước lũ, đất đá vày vò, vặn xé đến tang hoang. Sức nước như vậy, thì nhà cửa nào chống chọi nổi...

Chiêm bái tâm linh và thưởng ngoạn non nước Ninh Bình

(HBĐT) - Thật khó để diễn tả hết vẻ đẹp"yêu kiều”mà thiên nhiên ưu đã ban tặng cho "cô gái” Tràng An của mảnh đất Ninh Bình. Đến với Tràng An, tôi cùng cả đoàn ngỡ ngàng tưởng như lạc vào cõi "tiên cảnh”. ở đó, chúng tôi được cảm nhận một Tràng An nên thơ, người Tràng An thanh lịch.

Chiêm bái tâm linh và thưởng ngoạn non nước Ninh Bình

Bài 1: Bái Đính và sự tiếp nối tâm linh. 
 (HBĐT)-Con đường sạch sẽ, rợp bóng cây xanh mát ven những hồ sen, qua hàng loạt cây cầu chạm khắc đá tinh xảo dẫn chúng tôi đến danh thắng Tràng An (Ninh Bình). Rộng gần 6.200 ha, Khu di sản quần thể danh thắng Tràng An chứa đựng nhiều giá trị nổi bật với 40 di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh. Ngày 23/6/2014, tại thủ đô Doha (Qatar), UNESCO đã chính thức ghi danh quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đến với quần thể danh thắng Tràng An, du khách có thể chiêm bái tâm linh ở chùa Bái Đính và thưởng ngoạn phong cảnh non nước hữu tình kỳ vĩ tại khu du lịch Tràng An.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục