Nhìn trang phục người phụ nữ, có thể nhận ra nét văn hóa của dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông…

Nhiều sự kiện từng diễn ra tại tỉnh Hòa Bình như: diễu hành chiêng đường phố, lễ hội Caraval, cùng các lễ hội tại các vùng miền… trang phục dân tộc được tôn vinh và trở thành điểm nhấn ấn tượng.

Vẻ đẹp, nét độc đáo của trang phục người Mường tập trung ở trang phục nữ. Xưa nay, phụ nữ Mường có 2 loại áo: áo ngắn và áo dài. Áo ngắn là áo mặc thường ngày của phụ nữ. Áo may ngắn thân, xẻ ngực, không có khuy; cổ áo tròn, ống tay bó sát cánh tay và dài sát cổ tay. Áo thường được khâu, may bằng loại vải bình thường hoặc lụa, phần nhiều là màu trắng.


Trong cuộc sống hiện đại, trang phục dân tộc Mườngvẫn được gìn giữ, phát huy bản sắc. Ảnh: B.M

Áo dài chủ yếu mặc để tiếp khách hoặc vào ngày hội, lễ tết. Áo dài may tới đầu gối. Ngày nay, phụ nữ thường may áo dài bằng các chất liệu vải hiện đại mỏng mịn, mềm mại, màu sắc sinh động. Váy của phụ nữ Mường gồm 2 phần chính: phần trên là cạp váy, tính từ ngang hông trở lên, phần dưới là thân váy, tính từ chỗ tiếp giáp cạp váy buông xuống gấu váy ở ngang mắt cá chân. Vẻ đẹp độc đáo mà trang nhã của váy Mường tập trung ở cạp váy, được dệt, thêu với sự phối hợp màu sắc và hình họa công phu, tỉ mỉ. Cạp váy Mường cổ truyền gồm 3 dải thổ cẩm có hoa văn khác nhau từ dưới lên trên cao là cao, rang dưới và rang trên. Phần cao rộng khoảng 10cm, vòng quanh eo lưng được trang trí bằng những đường chỉ màu đỏ, vàng, nâu xen kẽ giữa các hình cỏ cây, hoa lá cách điệu hài hòa, uyển chuyển. Bộ phụ kiện đi kèm của trang phục phụ nữ Mường còn có dép, dải thắt lưng, yếm, khăn đội đầu, đồ trang sức…

Trang phục của phụ nữ Thái gồm: áo ngắn, áo dài, váy, khăn đội đầu, đồ trang sức. Áo ngắn của phụ nữ Thái có nhiều màu sắc như xanh, đỏ, trắng, tím, khoét cổ tròn có đường viền nhỏ. Thân áo dài 25-30 cm, tay áo bó sát cánh tay; khi mặc bỏ gấu áo vào trong cạp váy, rồi dùng dải thắt lưng thắt lại để cho áo không xổ ra. Áo dài thường có màu chàm, màu đen buông dài xuống đầu gối, xẻ ngực, nhưng không có khuy cài, không xẻ tà, chỉ mặc vào mùa rét, dùng dải thắt lưng bằng vải trắng rộng khoảng 20cm thắt lại để khép kín 2 vạt áo, một đầu thắt lưng buông xuống bên hông trái…

Trang phục của nữ giới người Tày gồm có áo ngắn cài khuy, áo ngắn không cài khuy, yếm, áo dài, váy, khăn đội đầu, dải thắt lưng, đồ trang sức. Với áo ngắn có nét độc đáo: gấu áo dài ngang thắt lưng, cổ áo tròn, xẻ ngực, từ cổ áo xuống đến cạp váy có đính 2 hàng khuy bạc hình đôi bướm hoặc hình con ve sầu. Áo ngắn thường bố trí khuy lẻ đôi…

 


Phụ nữ Thái trong trang phục dân tộc tham gia một nghi thức tín ngưỡng tại phiên chợ vùng cao Mai Châu. Ảnh: BM

Ở Hoà Bình, người Dao có 2 ngành: Dao đeo tiền và Dao quần chẹt. vì thế trang phục của phụ nữ Dao khá đa dạng. Trang phục của phụ nữ Dao quần chẹt gồm áo dài, khăn đội đầu, quần (may chít ống bó sát bắp chân quần chẹt bằng vải mộc màu đen), xà cạp (có màu trắng, cuốn từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài trùm lên gấu quần chẹt, các mép chồng xếp lên nhau, được giữ chặt bằng sợi vải màu đen). Trang phục của phụ nữ Dao đeo tiền cũng khá cầu kỳ và độc đáo. Gắn bó với phụ nữ Dao là chiếc túi lưới, vòng cổ, vòng cổ tay, hoa tai…

Trang phục của phụ nữ Mông ở Hang Kia, Pà Cò không khác nhiều so với trang phục người Mông ở các tỉnh phía Bắc. Váy phụ nữ Mông có hình nón, gấp nếp dày, trên nhỏ, dưới xoè rộng, không may thành chiếc mà may thành một tấm vải hình vành khăn hở. Khi mặc quấn váy quanh eo, dùng dây vải buộc chặt. Ở bên ngoài phía trước, mặc một chiếc tạp dề rộng khoảng 30 cm, dài hơn váy khoảng 15 cm. Tạp dề có 2 dải rộng 10 cm buộc phía sau thắt lưng, đầu của 2 dải buông xuống tới gấu váy. Màu chàm, màu xanh, đỏ cũng là màu chủ đạo trong trang phục của phụ nữ Mông…

Trang phục của phụ nữ các dân tộc ngày càng được cải tiến phù hợp với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày. Hiện nay, như đồng bào Mường, việc mặc trang phục dân tộc có phần giảm hơn so với trước đây nhưng vào các ngày lễ, tết, ngày hội, việc mặc trang phục vẫn được coi trọng. Một số nơi trong tỉnh, cấp ủy, chính quyền đã khuyến khích mặc trang phục dân tộc. Đây là điều hết sức cần thiết và nên làm trong tiến trình hội nhập.

(Còn nữa)

V.T (TH)


Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình - nơi hội tụ những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, bản sắc: Bài 8 - Di tích lịch sử và danh thắng Hòa Bình - “điểm tựa” cho du lịch văn hóa phát triển

Hòa Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, miền đất này còn được biết đến với nhiều di tích, danh thắng. Đến nay, Hòa Bình có 41 di tích cấp quốc gia (14 di tích lịch sử văn hóa, 9 di tích lịch sử cách mạng, 18 di tích danh lam thắng cảnh) và trên 40 di tích cấp tỉnh.

''Vén màn'' bí ẩn chè cổ núi Tam Đảo thuộc địa phận Thái Nguyên - Kỳ 2: Giống chè Shan quý

Từ thông tin của người đi rừng, chính quyền địa phương, Đoàn khảo sát đã vượt núi, băng rừng để đến bên cây chè cổ trên đỉnh núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn, PGS. TS Hà Duy Trường, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên), đã khảo sát, đánh giá và phân tích tỉ mỉ quần thể cây chè cổ và đưa ra nhận định ban đầu: Đây là một giống chè Shan quý.

"Vén màn" bí ẩn chè cổ núi Tam Đảo thuộc địa phận Thái Nguyên - Kỳ 1: Hành trình vượt núi

Theo những người đi rừng lâu năm, nơi đỉnh núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, có một quần thể cây được cho là chè cổ thụ với kích thước gốc lớn, tuổi đời ước tính vài trăm năm. Mỗi khi mùa hoa đến, đỉnh núi mờ sương Tam Đảo lại vàng rực màu hoa chè. Thông tin này đã thôi thúc chúng tôi - những phóng viên, biên tập viên của Báo Thái Nguyên vượt núi, băng rừng, tìm cách "vén màn" bí ẩn cây chè cổ…

Đất Mường trên hành trình kinh tế mới: Bài 5 - Du lịch, dịch vụ - cỗ máy tăng trưởng mới

Cách đây mấy năm, tỉnh Hòa Bình vẫn còn là cái tên khá mờ nhạt trên bản đồ du lịch miền Bắc. Đến năm 2024, tỉnh đã đón khoảng 4,3 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 4.738 tỷ đồng, chiếm trên 31% GRDP. Không chỉ là con số, đó là dấu mốc cho thấy du lịch - dịch vụ đã trở thành một cỗ máy tăng trưởng mới của địa phương.

Tỉnh Hòa Bình - nơi hội tụ những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, bản sắc: Bài 7 - Độc đáo những lễ hội trên quê hương Hòa Bình

Bao đời nay, cộng đồng các dân tộc tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là dân tộc Mường có những lễ hội riêng mang đậm nét văn hóa. Lễ hội gắn liền với những đặc điểm cụ thể về địa lý, tự nhiên và đời sống xã hội của các cộng đồng cư dân tồn tại ở đây từ lâu đời. Điều đó đã làm nên sự phong phú trong đời sống tinh thần và trong bản sắc văn hóa Hòa Bình; bộc lộ các tín ngưỡng dân gian và biểu hiện rõ sự giao lưu về văn hóa giữa các dân tộc. Trong đó, nhiều lễ hội có sức sống trường tồn cùng thời gian, tiếp tục được các thế hệ hôm nay lưu truyền, phát huy…Tiêu biểu là Lễ hội Khai hạ (LHKH) dân tộc Mường.

Đất Mường trên hành trình kinh tế mới: Bài 4 - Công nghiệp không còn là “vai phụ”

Năm 2024, hai con số ấn tượng đã được ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình xác lập. Đó là 15,24% - mức tăng trưởng chưa từng có và 44% GRDP - một cột mốc lịch sử. Công nghiệp xứ Mường không còn là "vai phụ” mà dần trở thành trụ cột, định hình tương lai nền kinh tế vùng đất cửa ngõ Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục