Hàng ngàn thanh niên xung phong của tỉnh đã tham gia vận tải lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng ngàn thanh niên xung phong của tỉnh đã tham gia vận tải lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

(HBĐT) - 35 năm đất nước ta sạch bóng quân thù là 35 năm cả dân tộc Việt Nam gồng mình vượt qua bao khó khăn thử thách để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. Thời gian có thể xoá mờ vết thương chiến tranh, nhưng không thể xoá mờ niềm tự hào của dân tộc với một thế hệ anh hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong chiến công đó có sự đóng góp to lớn của lực lượng TNXP nói chung và TNXP tỉnh Hoà Bình nói riêng trên mỗi nẻo đường đầy bom đạn, thử thách và hy sinh.

 

Tự hào là thanh niên xung phong

 

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Bác, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng nghìn thanh niên các địa phương trong tỉnh đã tình nguyện ra nhập lực lượng TNXP với tinh thần “Ba sẵn sàng” (sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi tổ quốc cần). Ở tỉnh ta có 2 lực lượng gồm TNXP do T. Ư Đoàn huy động và TNXP địa phương do tỉnh huy động thực hiện nhiệm vụ tập hợp thanh niên tham gia chiến đấu tại chỗ, đẩy mạnh sản xuất, mở đường và bảo vệ các chốt giao thông xung yếu. Đồng thời, cũng có hàng trăm TNXP tình nguyện đi các chiến trường B, C, K.

 

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hội cựu TNXP, toàn tỉnh có gần 6.000 TNXP (còn khoảng 2.000 thanh niên chưa tập hợp được), trong đó có trên 1.700 TNXP chống Pháp, 2.165 TNXP chống Mỹ và hơn 1.900 thanh niên xung phong xây dựng CNXH . Với tinh thần “đâu cần thanh niên có”, ở hậu phương, trong suốt những năm tháng chống Mỹ cứu nước, lực lượng TNXP đã phát huy vai trò xung kích cách mạng, sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ nặng nề vừa sản xuất, phục vụ chiến đấu, vừa trực tiếp tham gia chiến đấu khi cần. Đặc biệt, trên các tuyến đường chiến lược 12B, đường Đà Bắc, chợ Bờ suối Rút… đã in dấu bước chân, mồ hôi, nước mắt và cả những hy sinh mất mát của TNXP trong công cuộc khai phá mở đường. Ở tỉnh ta còn có đông đảo anh em TNXP được giao trọng trách trấn giữa kho quân khí và từ đơn vị TNXP Cù Chính Lan, có nhiều đồng chí đã vinh dự, tự hào hàng ngày được trực tiếp phục vụ Bác Hồ và TW Đảng tại chiến khu Việt Bắc.

 

Nói về vai trò lực lượng TNXP của tỉnh không thể không nhắc đến lực lượng có mặt trực tiếp trên những mặt trận nóng bỏng lửa đạn với phương châm “Nơi chiến trường cần TNXP có mặt, nơi nào có giặc TNXP xuất quân” và “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dạy tương lai”. Ông Nguyễn Xuân Hiền, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cựu TNXP tỉnh nhớ lại: Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ kẻ địch thường tập trung đánh phá các tuyến đường giao thông huyết mạnh nhằm ngăn chặn quân chi viện, vũ khí, lương thực cho chiến trường Miền Nam, anh em xung phong đã ngày đêm phục vụ quên mình vì thông tuyến đường ra trận. Gian khổ, thầm lặng hơn cả là lực lượng TNXP  dọc con đường Trường Sơn máu lửa. Thời tiết khắc nghiệt, bệnh tật đe doạ, nhiều nơi chưa từng in dấu chân người qua. Có không ít những đoạn đường ghập ghềnh, hiểm trở, núi cao, vực sâu, ban ngày xe không dám qua, ban đêm xe mới đi nhưng lại không dám bật đèn vì sợ địch phát hiện. Vậy là anh em TNXP đã dũng cảm quấn vải trắng làm cọc tiêu cho xe xác định đúng vị trí để đi, nhờ đó đã góp phần chi viện kịp thời cho Miền nam ruột thịt.”. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, toàn tỉnh có 10 TNXP là liệt sỹ, 166 đồng chí là thương binh, 125 bệnh binh, 10 đồng chí nhiễm chất độc màu da cam…

 

Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã từng viết: “Trong chiến tranh nếu không có TNXP thì bộ đội gặp rất nhiều khó khăn. Tôi luôn coi TNXP như bộ đội, bởi trong phẩm chất của TNXP có phẩm chất của bộ đội cụ Hồ”. Và chính điều này đã trở thành niềm tự hào, nguồn động viên với lực lượng TNXP tỉnh ta để họ tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước.

 

Sống mãi với tinh thần “Ba sẵn sàng”

 

Chiến tranh đã đi qua, nhưng tinh thần sẵn sàng, xung phong đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn vẫn gắn chặt với cuộc đời của TNXP toàn tỉnh. Đúng như lời Bác dạy: “Có ba trường học lớn là bộ đội, TNXP và cải cách giảm tô. Ai được rèn luyện trong trường học này sẽ trưởng thành, phục vụ tốt cho đất nước”. Hòa Bình lập lại, TNXP của tỉnh lại có mặt ở tất cả các mặt trận lao động sản xuất. Từ các công trường, nhà máy, xí nghiệp đến các nông – lâm trường, nơi đâu cũng thấm đượm hồ môi, công sức của TNXP. Có không ít đồng chí đã trưởng thành đảm nhận những chức vụ chủ chốt ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.

 

Hôm nay, khi tuổi cao, sức khỏe giảm sút, hàng nghìn TNXP lại được tụ hợp trong mái nhà chung của Hội để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, đó là: Tập hợp TNXP phát huy truyền thống, làm nhân chứng lịch sử để Nhà nước giải quyết chế độ chính sách cho anh em. Từ chức năng đó, Hội đã phát động sâu rộng trong hội viên phong trào “Nghĩa tình đồng đội”, “Thanh niên xung phong vượt khó vươn lên nêu gương sáng trong cuộc sống phục vụ sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước” và phong trào “Lúc trẻ xông pha, về già mẫu mực”. Theo đó, sau 5 năm thành lập, Hội Cựu TNXP tỉnh đã nỗ lực tham gia giải quyết chế độ chính sách cho 2.024 đồng chí. Các cấp Hội như mái ấm gia đình tập hợp các thế hệ TNXP cùng nhau đùm bọc, sẻ chia, chăm sóc nhau lúc ốm đau, hoạn nạn, cùng chăm lo việc hiếu hỷ, đóng góp quỹ giúp đỡ nhau xây dựng, sửa chữa nhà cửa, tặng quà, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, cùng chung tay góp sức xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Các cấp Hội đã quyên góp tặng 5 nhà tình nghĩa, sửa chữa 32 nhà ở, tặng 95 sổ tiết kiệm tình nghĩa cho cựu TNXP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời tặng 60 chăn ấm, 200 bộ quần áo, thăm hỏi 2.435 lượt hội viên ốm đau, tổ chức mừng thọ cho 640 người.

 

Đặc biệt, toàn tỉnh có rất nhiều TNXP đã không ngừng vượt khó vươn lên, khai hoang, phục hóa phát triển kinh tế trang trại theo mô hình VAC, RVAC cũng như mở rộng quy mô phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề CN – TTCN, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho gia đình và con em  cựu TNXP. Hội viên TNXP cũng luôn phát huy tính tích cực, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

 

Từ các phong trào thi đua yêu nước trong cựu TNXP và hoạt động của tổ chức Hội đã có sức lan tỏa rộng khắp, trở thành động lực thúc đẩy, cổ vũ, động viên TNXP phát huy truyền thống anh hùng, phẩm chất cách mạng, tạo sức mạnh mới để vượt qua khó khăn, góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước.

 

                                                                                Hoàng Nga  

 

Các tin khác

CB, PV Báo Hòa Bình và Hà Tĩnh tưởng nhớ các liệt sỹ hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc
Đờn ca tài tử - nét đẹp văn hóa miền vườn ở Vĩnh Long
Đoàn cán bộ, PV Báo Hòa Bình thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh

Ký sự xuyên Việt: Bài 3 - Dọc đường chiến thắng

(HBĐT) - Tháng 3, tháng 4, thời tiết miền Trung, miền Nam nắng nóng bỏng rát. Nhưng ở những nơi chúng tôi đặt chân đến và đi qua từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đều náo nức kỷ niệm ngày chiến thắng cách đây 35 năm trước. Không có gì thú vị hơn khi được tham gia vào cuộc hành trình tiến về Sài Gòn trong niềm vui chiến thắng ở những vùng đất đi qua.

Ký sự xuyên Việt: Bài 2 - Ghi ở nghĩa trang Trường Sơn

(HBĐT) - Trước một màu trắng mênh mông tưởng như vô tận của những tấm bia mộ giữa núi rừng Trường Sơn của hơn một vạn người con đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mỗi người một tâm trạng, một cảm xúc. Nhưng trên nét mặt của mỗi cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình khi đứng trước những nấm mộ thanh xuân và trinh nguyên như những hạt giống tốt gieo vào tầng đất phù sa chưa kịp nảy mầm ấy vẫn không giấu nổi cảm xúc rưng rưng nghẹn ngào...

Ký sự xuyên Việt: Bài 1 - Xa miền gió lạnh

(HBĐT) - Ngay trước chuyến đi, đồng chí Đinh Văn Ổn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình đã nhấn mạnh và giao nhiệm vụ: Đây là chuyến công tác nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm với các báo bạn khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ. Do vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình. Ngoài ra, đây là chuyến đi nhằm hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010).

Kỳ II - Khi tiềm năng du lịch bắt đầu được đánh thức

(HBĐT) - Du lịch vùng hồ Hoà Bình - một trong các khu du lịch trọng điểm quốc gia được xác định với vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch của vùng, bước đầu đã xuất hiện những tín hiệu vui khi các dự án đầu tư phát triển du lịch bắt đầu được triển khai, đưa “thương hiệu” du lịch hồ Hoà Bình đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Nằm trong tuyến du lịch hồ Hoà Bình, quần thể ghềnh Thác Bờ là một địa điểm văn hoá tâm linh truyền thống hấp dẫn, thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

“Hành trình về nguồn” năm 2010:
“Hâm nóng” trái tim những người làm báo trẻ

(HBĐT) - Mỗi năm một lần vào Tháng Thanh niên, tuổi trẻ báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc lại có dịp gặp nhau để cùng tham gia chương trình “Hành trình về nguồn”. Năm nay, chương trình do Chi đoàn Báo Bắc Giang đăng cai tổ chức đã thực sự “hâm nóng” trái tim của hơn 100 nhà báo trẻ đến từ 12 cơ quan báo chí trong khu vực

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục