Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình dâng hương tại Đài Tưởng niệm thanh niên xung phong (Quảng Bình).
(HBĐT) - Ngay trước chuyến đi, đồng chí Đinh Văn Ổn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình đã nhấn mạnh và giao nhiệm vụ: Đây là chuyến công tác nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm với các báo bạn khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ. Do vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình. Ngoài ra, đây là chuyến đi nhằm hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010).
Trên chặng đường xuyên Việt vừa đi, vừa viết, phóng viên Báo Hòa Bình đã ghi lại cảm xúc về con người, đất nước qua những cảm nhận của mình ở những nơi đoàn đặt chân đến.
Cuối tháng ba cả miền Bắc trời lại trở lạnh. Theo như những người có tuổi, đây là cái rét nghịch mùa, hiếm khi xảy ra, nhất là ở vào thời điểm tiết trời đã bước vào những ngày cuối xuân, đầu hè với những đợt nắng nóng như nung, làm cho mọi thứ trở nên khô rang. Dẫu vậy, cái lạnh này cũng đã theo chúng tôi từ điểm xuất phát cho đến khắp các chặng đường Trường Sơn vào tận vùng đất Quảng Bình. Từ miền gió lạnh, chúng tôi đã đặt chân đến vùng nắng lửa miền Trung theo con đường chiến thắng của dân tộc 35 năm trước để tiến về ngày 30/4/1975. Con đường mà cả dân tộc đã viết nên những huyền thoại về chiến thắng của cả dân tộc Việt
Từ Hòa Bình, trải qua hơn 600km theo tuyến đường Trường Sơn vào vùng đất Quảng Bình, chúng tôi háo hức như mới đến lần đầu dù rằng đây đã là lần thứ ba tôi đặt chân lên dải đất được coi là điểm tỳ vai của hai đầu đất nước.
Quảng Bình, một vùng đất đẹp và tuyến đường Trường Sơn đoạn qua Quảng Bình được xem là nơi đẹp nhất. Đây cũng là điểm đầu cả nước vào
Lệ Thủy nói đúng bởi theo các nhà nghiên cứu và kết quả của những đợt khai quật khảo cổ đã chứng tỏ rằng loài người sinh sống ở khu vực này rất lâu, có lẽ từ thời đồ đá. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, bà Madelein Colali, tiến sỹ khảo cổ học người Pháp đã nghiên cứu và phát hiện ở Quảng Bình nhiều hiện vật lịch sử có từ rất lâu. Trong đó có những di chỉ đặc trưng của nền văn hóa Hòa Bình hiện diện tại khu vực này.
“Nằm trên dải đất hẹp nhất của Tổ quốc, trải qua nhiều biến cố lịch sử, thời kỳ nào mảnh đất Quảng Bình cũng nằm vào vị trí xung yếu của dân tộc. Phải chứng kiến và chịu đựng nhiều nỗi đau chia cắt, chiến tranh xâm lược. Có lẽ chính điều đó đã tôi luyện con người của vùng đất này trở nên anh dũng, bất khuất. Với chất giọng mặn mòi tựa gió biển, anh bạn phóng viên Duy Toàn, Đài PT -TH tỉnh Quảng Bình đã nói vậy với chúng tôi.
Dưới chế độ phong kiến hay trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc chiến tranh chống Mỹ, giải phóng dân tộc sau này chưa bao giờ và chưa có một giây phút nào con người ở vùng đất Quảng Bình lại chịu qụy ngã. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã đi qua được 35 năm nhưng trên suốt dải núi rừng Trường Sơn thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình vẫn còn lại nhiều dấu tích của những năm tháng sục sôi chiến đấu. Những địa danh trên tuyến đường Trường Sơn chúng tôi qua như Khe Hó, Khe Ve, đèo Mụ Giạ, đèo Đá Đẽo... trập trùng mây, trập trùng núi vẫn còn đó những vết sẹo của bom đạn chiến tranh. Đã 35 năm mưa gió Trường Sơn nhưng những thân gỗ cổ thụ hàng trăm năm tuổi khô cong queo giữa trọng điểm bắn phá trên đèo Đá Đẽo vẫn còn chi chít mảnh bom, vết đạn. Đường Trường Sơn bốn phía là núi rừng ngút ngàn nhưng giữa rừng già xưa kia lại là một tuyến đường sôi động với hàng vạn thanh niên xung phong, hàng vạn chiến sĩ thuộc Binh đoàn Trường Sơn và hàng vạn lượt chiến sĩ ngày qua ngày tiếp bước nối nhau vào Nam chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Giữa núi rừng trùng điệp, tôi vẫn không thể lý giải đâu là con đường mòn Trường Sơn xưa kia và đâu là những binh trạm, kho hậu cần của bộ đội. Chỉ biết rằng Trường Sơn khi đó vẫn còn nguyên trong ký ức của những người lính là một khát khao chiến đấu, khát khao chiến thắng và khát khao giải phóng dân tộc.
Cũng trên cung đường Trường Sơn, bên bến phà Xuân Sơn, dòng sông Son nước xanh ngắt được xem là yết hầu của tuyến đường Trường Sơn, nay không còn bom đạn chiến tranh nhưng vẫn còn nụ cười trong trẻo, cởi mở và thân thiện của những chàng trai, cô gái tuổi mười chín, đôi mươi. Gặp một em gái bên bến đò cũ, chỉ về phía đài tưởng niệm bên kia bến sông, em cười và bảo: Chẳng biết cuộc chiến tranh ác liệt như thế nào nhưng sông Son thuộc địa điểm bến phà Xuân Sơn xưa chỉ rộng khoảng hơn 100m trong mùa lũ là một trọng điểm bắn phá vô cùng ác liệt. Chẳng có ai thống kê bao nhiêu bom đạn đã được trút xuống địa danh chỉ bé như lòng bàn tay này, vẫn còn in đậm trong tâm trí người dân những trận pháo kích, những tấn bom đạn trút xuống. Có lẽ đến bây giờ dưới dòng nước trong xanh ấy vẫn còn lại những vết tích chiến tranh. Em sinh ra và lớn lên chiến tranh đâu còn nữa nhưng quanh em vẫn còn những chứng tích của chiến tranh. Trong câu chuyện của bố mẹ vẫn thỉnh thoảng nói về sự dũng cảm, kiên cường để bảo vệ bến phà và bảo vệ những chuyến hàng đặc biệt từ Bắc qua bến phà Xuân Sơn để vào
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Có lẽ đã rất lâu rồi tôi mới có cái cảm giác háo hức trước một chuyến đi. Háo hức đến kỳ lạ. Bởi cuộc hành trình về lại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn lần này tôi sẽ thực hiện lời hứa mà cách đây hơn 3 năm tôi đã tự nhủ nếu có dịp quay lại, nhất định sẽ mang theo một nắm đất quê hương gửi lại cho những người con của xứ Mường còn nằm lại giữa Trường Sơn...
(HBĐT) - Giữa sự ồn ào, sôi động của thành phố trẻ Đồng Hới, cô bạn phóng viên của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Bình, Nguyễn Lệ Thủy đã kể cho tôi nghe về sự ác liệt và sự hy sinh dũng cảm, can trường của những chàng trai, cô gái mới vừa tuổi đôi mươi trong chiến tranh trên dải đất quê hương em. Trong tiếng gió biển mặn mòi và sóng biển thì thầm với cát mênh mông, tôi chợt nghĩ, ở Trường Sơn có sự hy sinh nào mà không là một huyền thoại?!
(HBĐT) - Trải suốt chiều dài của lịch sử 4 nghìn năm dựng và giữ nước, dãy Trường Sơn hùng vĩ là thế tựa muôn đời của dân tộc Việt Nam. Thế kỷ XX, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước suốt 20 năm trời, Trường Sơn lại tiếp tục viết nên một thiên anh hùng ca. Để cho đến bây giờ và mãi về sau, chúng ta vẫn luôn tự hào về một Trường Sơn huyền thoại, về những người con bất tử đã hi sinh cho đất nước được độc lập tự do...
(HBĐT) - Một ngày cuối năm, chúng tôi ngược dòng sông Đà đến với xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc để tìm hiểu về cuộc sống của người dân vùng hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Chẳng biết có phải tôi đã bén duyên với vùng đất này?! Nhưng lâu không đi lại thấy nhớ. Nhớ da diết những con người thuần hậu, chất phác. Nhớ và thèm cái cảm giác giữa bồng bềnh mây trắng, cứ ngỡ như chỉ với thêm một sải tay sẽ chạm tới trời. Lũng Vân - nơi được xem là nóc nhà của vùng Mường Bi cứ ám ảnh, cứ da diết là vậy.
(HBĐT) - Hoà Bình, những ngày này tại nhiều vị trí trong tỉnh như: Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và cả ngay thành phố Hòa Bình thời tiết khô hanh, gió bụi mịt mù, những chiếc xe ủi chật vật san gạt đất, đá, mở đường lên đỉnh núi; những chiếc xe tải nặng nề, lắc lư chở xi-măng, sắt thép, cát sỏi, thiết bị cột điện và dây tải điện lên các vị trí móng cột của tuyến đường dây 500 Kv Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan.