Nhịp sống mới đang dần làm cho cuộc sống của người dân ở

Nhịp sống mới đang dần làm cho cuộc sống của người dân ở "ốc đảo" Tân Dân ngày càng khởi sắc

(HBĐT) - Tính ra, có 3 cái mốc quan trọng đã cơ bản làm thay đổi cuộc sống ở Tân Dân. Thứ nhất đó là việc kéo điện lưới quốc gia, tiếp đến là đường giao thông được mở đến trung tâm xã và cuối cùng là việc chuyển địa giới hành chính của xã về huyện Mai Châu. Những cái mốc này đã dần “kéo” Tân Dân ra khỏi cái “ốc đảo” của đói nghèo

 

“Con” của 2 “nhà”

           

Ngay khi mở đầu câu chuyện, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Tân Dân Đinh Hải Phượng đã chia sẻ: Trước đây, Tân Dân chẳng khác gì con của 2 nhà. Quản lý hành chính thì thuộc huyện Đà Bắc nhưng đất đai thì hoàn toàn nằm bên phía huyện Mai Châu. Là xã vùng hồ, địa hình chủ yếu là núi cao, đời sống người dân ở đây chỉ quanh quẩn với cái nghèo, cái đói. Trong trí nhớ của những người như ông Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã thì trước năm 1984, đây vùng đất Tân Dân ngày nay là của 2 xã Dân Lập và Tân Lập. Khi chưa chuyển cư nhường đất cho vùng lòng hồ thì cuộc sống, làng bản ở nơi đây cũng khá trù phú. Dù quanh năm cũng chỉ “tang điền canh cửi” với cây lúa, cây ngô, sản xuất theo hướng tự cấp tự túc nhưng do đất đai rộng, lại màu mỡ nên cũng hiếm khi bị thiếu đói. Nhà nào khó khăn thì cũng chỉ đứt bữa một vài tháng trong mùa giáp hạt. Còn đa phần các hộ đều còn thóc lúa trong bồ, ngô trên gác bếp. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân ở Dân Lập và Tân Lập cũng như hàng nghìn hộ dân đã phải nhường đất, nhường nhà cửa ruộng nương cho lòng hồ sông Đà lâm vào khó khăn. Từ năm 1984,  những hộ dân đầu tiên của 2 xã Tân Lập và Dân Lập thực hiện cuộc hành trình “vén” sông. Cũng trong thời điểm đó, 2 xã Dân Lập và Tân Lập được sáp nhập thành một xã lấy tên là Tân Dân. Ông Đinh Hải Phượng kể: Ngày đấy khổ và cơ cực lắm. Cứ dăm ba tháng lại phải chuyển nhà một lần, càng ngày càng lên cao. Những ngọn núi trước đây phải ngửa cổ lên mới nhìn thấy đỉnh thì sau vài lần chuyển nhà “vén” sông, mình đã ở trên đỉnh. Đến mãi năm 1987 thì cuộc hành trình “vén” sông của người Tân Dân mới kết thúc. Những ngọn núi, bản mường đông vui trù phú với cánh đồng lúa xanh mướt đã nằm sâu dưới hàng trăm mét nước. Cả một vùng rừng núi mênh mông khi chiều buông cứ hoang hoải một màu sóng nước.

 

Nước dâng, Tân Dân trở thành “ốc đảo”, một vùng đất bị cô lập giữa nước và núi cao vời vợi. Và “để đến được đất Tân Dân nếu không đi bằng thuyền thì chỉ có thể đến được bằng cách…bay”, ông Phó Bí thư Đảng ủy xã cười dí dóm. Sau nhiều lần dỡ nhà chuyển cư về nơi đất mới, người dân gần như kiệt sức. Bởi, sau ba lần chuyển nhà thì chẳng khác gì một lần cháy nhà. Cuộc sống mới giữa trùng điệp núi rừng và mênh mông nước trở thành nỗi cơ cực. Cái đói, cái nghèo bủa vây lấy cuộc sống trên vùng “ốc đảo” này. Cho đến những năm 90 của thế kỷ trước, quanh đi, quẩn lại cũng chỉ biết có đói nghèo. Cuộc sống người dân, nếu không nhìn xuống nước, thì cũng chỉ có ngước lên rừng. Khi đó, ngay cả những người là cán bộ xã như ông Phượng cũng phải lên rừng đào củ mài, củ vớn về ăn thay cơm. Cho mãi đến năm 1994, người Tân Dân mới vỡ hoang được ít đất ruộng trồng cấy lúa nước thì cuộc sống mới bắt đầu có những bước chuyển. Tuy nhiên, khi đó tỷ lệ hộ đói, nghèo ở Tân Dân vẫn được tính bằng… cả xã, với 100% số hộ dân thuộc diện hộ nghèo, trong đó có đến hơn 60% số hộ đói, thường xuyên đứt bữa. Khi ấy, trong những câu chuyện và cả trong giấc mơ của những đứa trẻ nhỏ cho đến những người râu tóc bạc trắng như sương núi cũng chỉ ao ước có một con đường cho Tân Dân.                 

 

Có điện, có đường, tự mình phải đi thôi!

 

Ước mong về một con đường đã thực sự trở thành sự thật với người dân ở chốn “ốc đảo” này. Cuối năm 2006, những chiếc máy xúc gầm rú vươn cánh tay sắt bóc từng mảng đất và những chiếc máy khoan, nổ giòn giã thọc sâu mũi sắt vào từng thớ đá như hòa thêm vào niềm hoan ca của hàng trăm con người nơi đây. Sau 1 năm, con đường tỉnh lộ 432 từ Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu) đã được mở vươn sâu vào đến trung tâm xã rồi từ đây tiếp tục vươn về 5/9 xóm của xã. Con đường tuy còn gập ghềnh gian khó nhưng đã mở ra một trang mới cho cuộc sống của đồng bào mường, tày ở đây. Tân Dân cũng là xã cuối cùng của tỉnh có đường ôtô. Hệ thống điện lưới quốc gia hoàn thành năm 2006 và việc mở đường giao thông đã trở thành động lực, yếu tố cơ bản và quan trọng tạo ra những bước đổi thay đáng kể về KTXH và đời sống người dân ở đây. Ông Phượng kể: Trước đây không có điện đã khổ rồi, nhưng không có đường lại càng khổ hơn. Mọi sự giao lưu, đi lại của người dân chỉ bằng thuyền và ở những xóm không gần hồ, muốn đến cũng chỉ có duy nhất một cách là đi cắt rừng theo những lối mòn qua những dốc đá chênh vênh. Có việc, từ xóm ra đến xã cũng phải mất đến cả ngày đường.

 

Với điều kiện đường xá đi lại không có và quá khó khăn nên khi đi tuyên truyền phổ biến các văn bản, Nghị quyết của Đảng bộ, cấp trên xuống đến xóm cũng phải mất cả tuần. Như ông Phượng (khi đó đang làm Bí thư Đoàn xã), mỗi lần đi xuống cơ sở ngoài 2 bộ quần áo còn phải mang thêm gạo, dao và đeo thêm khẩu súng để phòng thân. Mỗi chuyến đi như vậy cũng phải mất cả tuần lễ mà hầu như tháng nào cũng phải đi để triển khai các nhiệm vụ công tác cũng như tuyên truyền chính sách pháp luật cho người dân. Không chỉ khó khăn trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật, chưa có đường giao thông đi lại thuận tiện đã thực sự gây “bí bách” cho KTXH của địa phương. Hàng trăm ha luồng trồng theo dự án đầu tư cho dân chuyển cư vùng lòng hồ không vận chuyển đi bán được. Thậm chí có nhà nuôi đến hàng chục con trâu bò muốn bán nhưng cũng chẳng bán được do không có đường, chẳng ai vào mua.

 

Tuy nhiên, kể từ khi có đường, đời sống người dân đã từng bước được cải thiện một cách đáng kể. Ngoài sản xuất nông lâm nghiệp, hiện nay Tân Dân đã đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành nghề đánh bắt và nuôi cá lồng. “Nếu như năm 2005 giá trị từ đánh bắt, nuôi cá lồng của cả xã mới chỉ ở mức 50 triệu đồng thì đến năm 2009, toàn xã ước đạt hơn 400 triệu đồng. Ngoài ra, việc khai thác măng, luồng cũng đã góp phần làm chuyển biến đời sống của người dân. Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người của xã mới chỉ đạt hơn 2 triệu đồng/năm. Thì đến 2009, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp đôi, đạt hơn 5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ còn 30%, còn theo tiêu chí mới còn 50%.

 

Có được sự chuyển biến này cũng là do Tân Dân đã phát huy tốt vai trò, năng lực lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đặc biệt, Tân Dân đã phát huy tốt vai trò tiên phong của cán bộ đảng viên và phát huy tính dân chủ trên tinh thần “dân biết, dân bàn”. Cả xã có 87 đảng viên thì cả 87 người đều là mũi nhọn xung kích trong việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như đưa Nghị quyết của các cấp vào cuộc sống. Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã cho biết: Chúng tôi phát huy tính dân chủ ngay từ việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Các Nghị quyết được xây dựng phù hợp với địa phương. Khi triển khai xuống dân, dân được bàn và mang tính thống nhất trong từng xóm. Ở đây, chúng tôi không nắn khuôn một cách máy móc mà luôn gắn vào thực tế đời sống của nhân dân.

 

Cùng với những đổi thay do con đường mang lại, Đảng uỷ xã đã phát huy vai trò là người lãnh đạo, định hướng, tạo được niềm tin trong nhân dân. Nhờ đó, trong những năm gần đây người dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình. “Bây giờ có điện, có đường rồi, phải tự mình đi thôi, chứ không thể trông chờ vào nhà nước được mãi”, ông Phượng nhấn mạnh. 

 

 

                                                                                     Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Nhiều năm nay, bộ loa đài cá nhân của ông Bùi Ngọc Tích đã trở thành đài phát thanh công cộng của cả thôn Rộc Trụ.
Chị Bùi Thị H ở xóm Đá Bạc xã Liên Sơn huyện Lương Sơn được ông Cao Thế Kỷ dạy nghề đan rút nhựa.
Người thầy giáo thương binh một thời miệt mài gieo chữ rẻo cao, góp phần xóa mù cho người dân, nay sống vui vầy bên các cháu
Cán bộ trung tâm pháp y đo giám định thương tích cho đối tượng

Ân tình Việt – Lào còn mãi với thời gian.

(HBĐT) - Theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”, hàng vạn người con đất Việt đã vượt dãy Trường Sơn hùng vĩ sang nước bạn Lào để làm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Trên khắp nước bạn Lào đều có dấu chân, những giọt mồ hôi, những giọt máu của chiến sỹ hai nước hoà quyện vào nhau để đổi lấy độc lập tự do cho cả hai dân tộc. Ân nghĩa sâu nặng “hơn nước Hồng Hà - Cửu Long” đã được đắp xây và gìn giữ bằng mồ hôi và xương máu theo suốt chiều dài lịch sử từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến thời kỳ xây dựng đất nước hôm nay.

Thanh niên xung phong – sống mãi với tinh thần “Ba sẵn sàng”

(HBĐT) - 35 năm đất nước ta sạch bóng quân thù là 35 năm cả dân tộc Việt Nam gồng mình vượt qua bao khó khăn thử thách để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. Thời gian có thể xoá mờ vết thương chiến tranh, nhưng không thể xoá mờ niềm tự hào của dân tộc với một thế hệ anh hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong chiến công đó có sự đóng góp to lớn của lực lượng TNXP nói chung và TNXP tỉnh Hoà Bình nói riêng trên mỗi nẻo đường đầy bom đạn, thử thách và hy sinh.

Ký sự xuyên Việt: Bài cuối - Đường về Đồng Lộc 

 

(HBĐT) - “Đất đá bị cày đi, xới lại chi chít những hố bom nhưng Ngã ba Đồng Lộc vẫn căng tràn sức sống. Một sức sống mà dù mưa bom bão đạn tàn khốc vẫn không cắt đứt được mạch máu giao thông, mạch sống của tuổi thanh xuân trên cung đường khắc nghiệt này”. Với chất giọng trong trẻo, nhẹ nhàng như gió, cô hướng dẫn viên Phan Thị Hương Giang đã bắt đầu câu chuyện về “cung đường lửa” một cách rắn rỏi và tha thiết.

Ký sự xuyên Việt: Bài 6 - Thiêng liêng đất Mũi

 

(HBĐT) - Đích đến cuối cùng chuyến hành trình xuyên Việt, đoàn công tác của chúng tôi được đặt chân đến đất mũi Cà Mau. Trước chuyến đi, đồng chí Đinh Văn Ổn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình có nói: Nếu đã từng được đặt chân đến ải Nam Quan, đã đến nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt thì hãy cố gắng một lần để được về nơi đất Mũi thiêng liêng. Đó sẽ là một trải nghiệm thú vị trong cuộc đời mỗi người.

Ký sự xuyên Việt: Bài 5 - Sắc màu Nam bộ

(HBĐT) - Nam Bộ là vùng đất đa văn hoá, đa dân tộc. Nhưng những sắc thái văn hoá, con người ở đây vẫn luôn nằm trong một tổng thể hài hoà và thống nhất. Chính điều đó đã tạo nên những sắc màu rất riêng cho vùng đất Nam Bộ vừa gần gũi, vừa thân thiện và thật đáng yêu. Nhờ vậy, con đường xuyên Việt qua miền Tây sông nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với chúng tôi là một chặng đường thú vị nhất...

Ký sự xuyên Việt: Bài 4 - Ngày 30/4 ở thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Thành phố Hồ Chí Minh - lần đầu tiên chúng tôi đến. Vừa lạ lẫm, vừa thấy thân quen. Lạ vì phố xá, còn ký ức về đại thắng mùa xuân năm 1975 vẫn như gần gũi, quen thuộc. Bây giờ, sau 35 năm, trên hành trình xuyên Việt, chúng tôi đã đặt chân đến điểm cuối của cuộc chiến tranh đã được sống trong không khí, niềm vui của ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục