(HBĐT) - Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở”, việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã tạo sự dân chủ, cởi mở trong hệ thống chính trị, củng cố lòng tin của nhân dân, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững ANCT-TTATXH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.


Việc xây dựng kế hoạch thực hiện Kết luận số 120 đã được các cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết hội nghị T.Ư 4 khóa XI, XII, mở rộng, phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, lợi dụng dân chủ, lôi kéo, kích động gây mất ANCT. Qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, tạo bước chuyển biến về tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân theo phương châm "Gần dân, trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân”. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Mở rộng dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện tốt đạo đức công vụ, liêm khiết, hết lòng phục vụ nhân dân, chống quan liêu và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân. MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội có nhiều đổi mới trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, hội viên về thực hiện QCDC ở cơ sở. Chủ động phối hợp tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri, lắng nghe kiến nghị, đề xuất của nhân dân, tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Đến nay, 100% các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và Đảng ủy các xã, phường, thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở hoạt động đi vào nền nếp, có hiệu quả.


Bộ phận một cửa xã Tân Vinh (Lương Sơn) niêm yết đầy đủ thủ tục hành chính, chú trọng giải quyết yêu cầu công việc của công dân kịp thời, đúng hạn.

Trong thực hiện QCDC tại các xã, phường, thị trấn, việc thực hiện các nội dung theo Pháp lệnh 34 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tiếp tục được duy trì. Thông qua các hình thức như niêm yết tại trụ sở, hệ thống truyền thanh, các cuộc họp thôn, xóm, tiếp xúc cử tri…, nhân dân đã kịp thời nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kế hoạch phát triển KT-XH, các quy định, trình tự giải quyết thủ tục hành chính, việc thu, chi các loại quỹ do nhân dân đóng góp, việc bình xét hộ nghèo, đầu tư các chương trình, dự án, các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nông thôn mới… Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp được chính quyền xã, phường, thị trấn quan tâm thực hiện, theo đó, nhân dân được trực tiếp bàn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông thôn, xóm, làm nhà đại đoàn kết, xây dựng công trình 135… Tạo điều kiện để nhân dân được giám sát, kiểm tra trực tiếp ngay từ khâu dự toán, thiết kế và trong quá trình triển khai thi công các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao chất lượng các công trình được xây dựng.

Hiện 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Tại đây, các thủ tục hành chính, thời gian, phí, lệ phí… đều được niêm yết công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi đến giao dịch, giải quyết công việc. Các xã, phường, thị trấn bố trí phòng tiếp dân, giải quyết đơn, thư KN-TC, cử cán bộ tiếp dân có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức để tiếp thu các yêu cầu, kiến nghị của nhân dân. Những vấn đề nổi cộm, bức xúc được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết ngay từ cơ sở, do đó, nhiều địa phương giảm, không có đơn thư KN-TC vượt cấp.

Thực hiện dân chủ trong các cơ quan nhà nước, hàng năm, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn tổ chức hội nghị cán bộ công chức. Tỷ lệ tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đạt 96%, khối trường học đạt 100%, tổ chức hội nghị người lao động đạt từ 60% trở lên. Các cơ quan thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban thanh tra nhân dân, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị. Đến nay, 100% cơ quan đã xây dựng QCDC và các quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị như quy chế công khai tài chính, quản lý và sử dụng tài sản cơ quan, kế hoạch luân chuyển công chức cơ quan, quy chế về giải quyết đơn thư KN-TC, quy chế tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật…

Công tác CCHC được quan tâm triển khai mạnh mẽ. Trung tâm hành chính công của tỉnh và 11 huyện, thành phố được thành lập. Bộ phận một cửa liên thông hiện đại đang tiếp tục được triển khai đối với các huyện với phần mềm dùng chung nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục duy trì, thực hiện hiệu quả việc tiếp xúc, đối thoại với các doanh nghiệp và nhân dân nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, bức xúc trong đầu tư, phát triển, giải phóng mặt bằng…

Trong những năm qua, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở các cấp, các ngành đã có nhiều đổi mới về nội dung, chất lượng hoạt động, chủ động tham mưu cho câp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần đổi mới lề lối làm việc của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức theo hướng gần dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội.

 

Hà Thu


Các tin khác


Những nội dung cơ bản của Luật Tiếp cận thông tin

(HBĐT) - Ngày 6/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Việc ban hành Luật Tiếp cận thông tin đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Truy quét 30 vụ vi phạm Luật quản lý, bảo vệ rừng

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp tốt với các ngành Công an, Quân đội và chính quyền địa phương tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét, bắt giữ và xử lý các vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng.

Truy thu và phạt vi phạm hành chính 12,7 tỷ đồng gian lận, trốn thuế

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể được đẩy mạnh.

“Xốc” lại hoạt động các câu lạc bộ pháp luật

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) pháp luật là tổ chức được thành lập và hoạt động trên tinh thần tự nguyện tham gia của những người có nhu cầu tìm hiểu pháp luật. Qua hoạt động của CLB, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, kịp thời, giúp hội viên, nhân dân nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, từ đó hình thành thói quen sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Theo quy định tại Khoản 6, Điều 11, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, việc lồng ghép trong hoạt động của CLB là một trong các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).

Tổ chức 132 cuộc tuyên truyền pháp luật

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện có nhiều xã đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, bởi vậy, nhiều năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân luôn được coi trọng.

Tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo đạt 69,23%

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, huyện Lương Sơn duy trì công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư KN-TC theo quy định của pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục