Trong hai ngày 24 và 25-10, Lễ hội đua thuyền (Suang Huea) truyền thống trên sông Mê Công đã diễn ra tưng bừng, sôi nổi tại Thủ đô Vientiane, Lào. Cùng với lễ hội Suang Huea, dịp này còn diễn ra Lễ hội thả đèn hoa đăng trải dọc dòng Mê Công, thu hút hàng nghìn du khách.


Lễ hội Suang Huea 2018 thu hút 23 đội thuyền tham gia thi đấu.

Suang Huea là một trong những lễ hội lớn nhất tại Lào, cùng với Cúng dường, rước nến quanh chùa và thả đèn hoa đăng, diễn ra sau Ok Phansa, khi hết Mùa chay ba tháng tức ngày rằm tháng 11 theo Phật lịch Lào. Trong Mùa chay, tăng ni phật tử ở trong chùa tu luyện giáo lý Phật giáo, còn người dân không tổ chức các hoạt động liên quan cưới xin, động thổ... Rượu, bia, thuốc lá cũng hạn chế sử dụng trong Mùa chay, vì vậy, mặc dù là đất nước quanh năm lễ hội, nhưng thật sự, các hoạt động này chỉ diễn ra trong chín tháng sau Ok Phansa.

 Lễ hội Suang Huea 2018 có 23 đội tham gia thi đấu, với các loại thuyền 12 tay chèo và 55 tay chèo. Ngay từ sáng sớm 24-10, không khí rộn ràng của lễ hội đã lan tỏa khắp bờ sông Mê Công sang cả bờ đối diện là tỉnh Nong Khai, Thái-lan. Tại lễ hội, với tinh thần thi đấu thể thao đoàn kết, trung thực và cao thượng, những tay chèo các đội góp mặt tại giải đua thuyền truyền thống trên dòng sông Mê Công đã mang đến cho người xem những màn rượt đuổi, bứt tốc gay cấn và hấp dẫn. Những tiếng reo hò, cổ vũ vang rền mặt sông Mê Công của hàng nghìn cổ động viên mỗi khi các cặp thuyền thi đấu về gần đích.

 

Người Lào tin rằng, thả đèn hoa đăng vào đêm tối trời sẽ gột rửa mọi phiền muộn và những điều không may.

Suang Huea là một lễ hội đậm chất dân gian đã có từ xa xưa, sử sách Lào đến nay vẫn chưa xác định rõ mốc thời gian ra đời lễ hội đua thuyền. Theo truyền thuyết dân gian Lào, việc tổ chức đua thuyền hằng năm và dần thành một lễ hội bắt nguồn từ cuộc đua thuyền giữa hai hình tượng nhân vật, bằng tài trí và sự thông minh của người dân có thân phận thấp kém, cuối cùng cái thiện đã chiến thắng trước cái ác, chiến thắng sự áp bức, đè nén của tầng lớp thống trị.

Suang Huea cũng là dịp để người dân Lào thể hiện tín ngưỡng lòng thành kính biết ơn trời đất và các dòng sông đã phù hộ độ trì cho người dân có mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc, là sự tỏ lòng biết ơn tới Rồng nước (paya nak) đã mang đến mưa thuận, gió hòa của trời đất...

                 TheoNhandan

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục