(HBĐT) - Nếu như Hà Nội xưa có 36 phố phường thì thành phố Nam Định cũng có đến hơn 40 phố cổ. Tuy nhiên, khác với các phố cổ Đồng Văn, Phố Hiến, phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội đều đã được xếp hạng di tích quốc gia thì phố cổ Thành Nam vẫn chưa được xếp hạng di tích. Hơn nữa, phố cổ chính là tập hợp của những con phố nhỏ nằm sát bên ngôi thành cổ.
Một góc phố Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định (Nam Định) giữ nhiều nét cổ thu hút các bạn trẻ đến chụp ảnh lưu niệm.
Nó trải dài theo ven bờ sông Vị Hoàng xưa (sông Đào hay còn gọi là sông Nam Định). Hai mặt tường thành phía Nam và phía Đông của thành Nam Định trong thời Nguyễn gắn liền với gần 800 năm phát triển của đất Thành Nam cùng những triều đại Hồ, Lê, Trần, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn, thời kỳ Pháp thuộc. Khu phố cổ Thành Nam đã trở thành trung tâm văn hóa, tôn giáo Việt Nam từ thế kỷ XIII. Đến năm 1262, nhà Trần cho xây dựng phủ Thiên Trường và đã đặt dấu mốc đầu tiên cho thành phố Nam Định sau này. Vùng đất trù phú này đã được thay đổi với nhiều tên gọi khác như: Vị Hoàng, Thiên Trường, Sơn Nam, Thành Nam và cho đến bây giờ mang tên là Nam Định.
Những con phố cổ ngày nay tại Nam Định đa phần không còn giữ lại được tên cổ vốn có như ở khu phố cổ Hà Nội, không còn bán những mặt hàng truyền thống như trước kia. Nhưng phố cổ Thành Nam vẫn phảng phất với kiến trúc cổ kính và vẫn còn đọng lại những trung tâm buôn bán, sầm uất nhất ở thành phố Nam Định. Tuy ra đời sau khu phố cổ Hà Nội thời Lý - Trần nhưng nhắc đến phố cổ Nam Định người ta cũng cho rằng khu phố này cũng đẹp và sầm uất chẳng hề kém cạnh đất kinh kỳ. Phố cổ Thành Nam chính là sự giao thoa giữa kiến trúc cổ điển Việt Nam, kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Pháp. Nếu ai từng đến phố cổ Thành Nam chắc chắn sẽ hình dung ngay một góc trời dợp bóng hoa gạo - một loài cây biểu tượng cho sự hiên ngang, ý chí vững trãi của người dân thành phố anh hùng rực cháy trong tiết trời tháng 3 dọc đường Văn Miếu, ngã tư Cửa Đông và hồ Vị Xuyên. Cầu Đò Quan hiện nay thay cho bến Đò Quan xưa nối đôi bờ sông Đào, mở ra sự phát triển thịnh vượng về một thành phố khang trang, rộng lớn ở 2 bên bờ sông. Những con phố được giữ nguyên tên gọi cổ như: Hàng Tiện, Hàng Thao, Hàng Đồng, Hàng Cấp... vẫn còn bóng dáng của những ngôi nhà cổ mang phong cách thuần Việt với mái ngói cũ kỹ lợp màu rêu phong, hay những ô cửa gỗ đã bạc màu theo dòng thời gian. Xong những kiến trúc cổ kính vẫn hòa nhịp một cách hài hòa đan xen bên kiến trúc hiện đại ngày nay. Và đây cũng chính là nguồn tư liệu quý trong quá trình nghiên cứu lịch sự, văn hóa Việt Nam xưa mà nhiều người muốn tìm hiểu. Những con phố cổ còn xót lại cũng là nguồn cảm hứng để những người mê du lịch khám phá tìm về nơi đây. Trong đó, nổi bật kiến trúc cổ trên khu phố cổ Nam Định thì phải nhắc đến khu phố Hoàng Văn Thụ (xưa gọi là phố Khách, phố Tàu) - con phố tuy được cải tạo nhưng vẫn giữ lại những nét kiến trúc Pháp đặc trưng với hệ mái vòm cong cong đan xen những hoa văn độc đáo nhìn không lẫn vào đâu được. Trải qua vết hằn của thời gian, những ngôi nhà mang kiến trúc Pháp cổ đã phôi phai sắc màu, giữa lớp sơn màu vàng tươi chính là sự xuất hiện của những vết mốc rêu phong phủ kín trên những bức tường xưa cũ kỹ. Bước sang thế kỷ mới, nhiều tuyến phố đã được kéo dài hơn để sáp nhập, đổi tên chỉ giữ lại vài tên cổ như: Hàng Cấp, Hàng Thao, Hàng Tiện... Thế nhưng, diện mạo chung của phố cổ Thành Nam không bị thay đổi quá nhiều so với trước kia khi những ngôi nhà mái ngói quét sơn vàng vẫn còn giữ lại. Hay vẫn còn những gia đình tiếp nối nghề buôn bán những mặt hàng truyền thống như: May cờ, làm tôn, bán kẹo Sìu Châu...
Mỗi lần có dịp trở lại thành phố Nam Định, trong tôi luôn có cảm xúc ấm ấp, bình yên đến lạ. Nếu có dịp về với mảnh đất thân yêu này thì bạn nhớ ghé thăm khu phố cổ Thành Nam để được đắm chìm trong những kiến trúc nhà thuần Việt, hay những ngôi nhà mang phong cách Pháp cổ phủ màu rêu phong.
Linh Trang
Ở Huế có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, nhưng trong không khí của những ngày năm hết, Tết đến, thì không thể không nhắc đến làng hương (nhang) Thủy Xuân và nghề làm hương trầm nổi tiếng đã hàng trăm năm tuổi.
Nhân dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức tại tuyến phố đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm thu hút đông đảo người dân.
Tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước) đã tổ chức Lễ khai mạc "Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội” với hơn 130 tài liệu được trưng bày giới thiệu về các làng nghề, phố nghề giai đoạn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã dự và cắt băng khai mạc triển lãm.
Giselle là một vở ballet hai màn lãng mạn, được công diễn lần đầu tại Học viện Nhạc kịch Hoàng gia tại Salle Le Peletier, Paris, Pháp vào ngày 28/6/1841. Vở ballet này đã ngay lập tức được hưởng ứng nồng nhiệt và nhanh chóng phổ biến khắp Châu Âu, Nga, Mỹ.
Là điệu hồn người Việt, tà áo dài tự bao giờ đã trở thành biểu tượng muôn phương xứ Nam. Người con gái Huế cũng góp vào vẻ đẹp ấy một nét duyên thầm trong tà áo dài trắng.
Cuộc thi ảnh quốc tế CEWE Photo Award đã vừa giới thiệu lại 22 khoảnh khắc ấn tượng nhất ở hạng mục văn hóa - du lịch tại mùa giải năm trước, để khởi động cho cuộc thi năm nay.