Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Chú thích ảnh

Đua ghe ngo mừng Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang. Ảnh tư liệu: Lê Sen/TTXVN

Về phum, sóc những ngày này, diện mạo đường làng, ngõ xóm như vừa được thay áo mới. Bà con tất bật dọn dẹp nhà cửa, cắt tỉa hàng rào cây xanh, chuẩn bị bánh trái và quần áo đẹp để ăn Tết.

Năm nay, gia đình ông Danh Ngươn, ngụ ấp Hòa Thanh, xã Định Hòa, huyện Gò Quao đón một cái Tết đầm ấm hơn vì có đông đủ con cháu đi làm ăn xa trở về. Do vậy, gia đình ông chuẩn bị khá chu đáo mọi thứ để phút giây đoàn tụ trong 3 ngày Tết thêm đong đầy yêu thương. Đặc biệt, gia đình ông tiếp tục giữ thói quen làm bánh tét. Những đòn bánh này sẽ được dùng làm quà tặng người thân, đặc biệt dâng lên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết.

Ông Danh Ngươn chia sẻ, sau một năm vất vả mưu sinh, gia đình ông trân trọng nhất khoảnh khắc sum họp trong những ngày Tết. Đây là dịp nhắc nhở con cháu về lòng tự hào, trách nhiệm gìn giữ phong tục tập quán tốt đẹp của Tết cổ truyền dân tộc.

Năm nay, huyện Châu Thành tổ chức giải đua ghe ngo đón mừng năm mới cho đồng bào Khmer trong huyện tại địa bàn xã, thu hút 25 đội tham gia, với 250 vận động viên và hàng ngàn người dân đến xem, cổ vũ. Các đội ghe đã tích cực tham gia tranh tài, cũng như mang đến món ăn tinh thần độc đáo cho đồng bào Khmer trong dịp Tết cổ truyền dân tộc Chôl Chnăm Thmây.

Ông Danh Út ở ấp Bình Lợi, xã Minh Hòa cho biết, chưa bao giờ đồng bào Khmer lại háo hức đón Tết cổ truyền như năm nay. Dù rất phấn khởi song ông Út cùng người dân ở đây sẽ vui Tết theo tinh thần tiết kiệm, không lãng phí.

Theo truyền thống của đồng bào Khmer, trong những ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, không khí ở các phum sóc, chùa náo nhiệt suốt ngày đêm. Vào thời khắc mở đầu năm mới, bà con đi dâng hoa, nghe kinh, niệm phật. Sau phần lễ, mọi người bước vào không khí tưng bừng của ngày Tết, Phật tử đến chùa chiêm bái, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí. Ngoài ra, đồng bào còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ, như múa rô băm, điệu nhảy lâm thôn... dưới dàn nhạc ngũ âm.

Chú thích ảnh

Ngày 8/4/2023, tại Trường Trung học cơ sở Minh Hòa, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức trò chơi dân gian mừng Tết Chôl - Chnăm - Thmây của đồng bào Khmer. Ảnh: Lê Sen/TTXVN

Tết Chôl Chnăm Thmây cũng là dịp để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; đồng thời là dịp sum họp gia đình, gặp gỡ bè bạn, mừng tuổi, mừng thành quả qua một năm lao động sản xuất, học tập… Qua đó, hướng mọi người làm những việc thiện để năm mới bản thân, gia đình được hưởng an vui, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp hơn.

Đại đức Danh Rơ, trụ trì chùa Chắc Kha Cũ (xã Minh Hòa) cho hay, năm nay, Chùa tham gia giải đua ghe ngo, các trò chơi dân gian để mang đến những sắc màu rộn rã cho Tết Chôl Chnăm Thmây. Dịp này, sư sẽ tuyên truyền cho bà con các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về chính sách dân tộc để Phật tử hiểu, thực hiện hiệu quả.

Chuẩn bị đón Tết, các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sơn lại tường rào, cổng chính, chánh điện, tượng Phật và trang hoàng cờ hoa lộng lẫy. Đặc biệt, trong 3 ngày Tết, đội văn nghệ của các chùa biểu diễn, giao lưu văn nghệ với Phật tử đi dự lễ vào mỗi tối.

Theo ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng đời sống đồng bào Khmer trên địa bàn vẫn có những chuyển biến tích cực. Công tác giáo dục ở vùng đồng bào Khmer có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh dân tộc Khmer ở các cấp học tiếp tục được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào tiếp tục ổn định; tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố và tăng cường.

Ông Danh Phúc cho biết, để đạt kết quả đó, ngoài chương trình, dự án, chính sách cho đồng bào dân tộc được Trung ương và tỉnh thực hiện kịp thời, chính là nhờ bà con đồng lòng, nhất trí chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, xuất hiện nhiều hộ tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh.

Nhằm tạo điều kiện cho đồng bào đón Tết vui tươi, ấm áp, năm nay, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với ngành chức năng, địa phương tổ chức một số hoạt động: Họp mặt các vị sư sãi, cán bộ hưu trí, gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công cách mạng và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là người Khmer; tổ chức đoàn đi thăm, chúc Tết, tặng quà Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, các chùa Khmer, trường dân tộc nội trú trong tỉnh, gia đình chính sách, người nghèo…

Thời gian qua, tỉnh đã huy động nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer. Các chương trình, chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương từng bước mang lại lợi ích thiết thực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nhờ vậy, đến nay, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm còn 3,68%; hộ cận nghèo giảm còn gần 6%.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


10 di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng nhất trên thế giới

Những địa danh này không chỉ là địa điểm khảo cổ đặc biệt của thế giới, mà còn trở thành biểu tượng du lịch của các quốc gia.

Top 15 Lễ hội văn hóa nổi tiếng nhất trên thế giới

Từ lâu, các lễ hội văn hóa đã trở thành một phần bản sắc không thể thiếu của mỗi quốc gia, dân tộc, tạo nên một không gian đầy màu sắc và thú vị, thu hút hàng triệu người xem và hơn hết là góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa quốc gia. Hãy cùng điểm qua những lễ hội văn hóa nổi tiếng trên thế giới qua bài viết dưới đây nhé.

Bi kịch “Vua Lear” thức tỉnh những giá trị về tình thân, đạo hiếu

Xúc động, bi phẫn, giằng xé, đau đớn… đó là hàng loạt xúc cảm mà khán giả đã trải qua khi theo dõi "Vua Lear”- vở bi kịch kinh điển nổi tiếng của nhà viết kịch thiên tài William Shakespeare vừa được Sân khấu kịch Lệ Ngọc hoàn thành dàn dựng và công diễn tối 13/3 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Điện Biên khai hội Hoa Ban

Với chủ đề "Hương sắc miền Tây Bắc”, Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VII đã khai mạc tối nay (12/3) tại sân Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ.

Muôn màu tranh, tượng con giáp Quý Mão

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, các nghệ nhân, nghệ sĩ trên mọi miền đất nước lại giới thiệu đến công chúng những tác phẩm nghệ thuật tranh, tượng về con giáp, kỳ linh của năm mới. Năm nay, Tết Quý Mão đến sớm, cho nên ngay từ đầu năm 2023, thị trường tranh, tượng con giáp đã trở nên sôi động với nhiều ý tưởng sáng tạo.

Bình minh nơi điểm xuất phát Đường Hồ Chí Minh trên biển

(HBĐT) - Trong hào khí của mùa thu lịch sử, chúng tôi sắp xếp một chuyến đi và điểm hẹn là thành phố cảng Hải Phòng. Ở thành phố vùng duyên hải Bắc Bộ xinh đẹp này có nhiều điểm để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn dừng chân ngắm bình minh tại bến tàu không số K15 - điểm xuất phát Đường Hồ Chí Minh trên biển, một chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục