Bộ trưởng GT-VT Đinh La Thăng và đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.ư Hội nghị lần thứ 4 BCH T.ư Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và thực hiện chủ trương Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các Nghị quyết Hội nghị T.ư 4, Báo Hòa Bình mở chuyên mục “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại”. Mở đầu chuyên mục, xin giới thiệu bài phỏng vấn của P.V Báo với đồng chí Trần Đăng Ninh, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả và những giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.
P.V: Xin đồng chí cho biết những kết quả chủ yếu trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh ta?
Đồng chí Trần Đăng Ninh: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH của tỉnh có bước phát triển đáng kể, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, phát triển các lĩnh vực VH-XH, giảm nhẹ thiên tai, XĐ-GN, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm QP-AN, giữ ổn định chính trị, TTATXH trên địa bàn.
Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, khai thác và dành những nguồn lực thích đáng đầu tư tạo sự đổi thay căn bản phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Các quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, lĩnh vực được xây dựng và thực hiện đạt kết quả tốt, làm cơ sở để thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng. Thông qua các nguồn vốn Tư và địa phương được triển khai hiệu quả, cơ sở vật chất TPHB và các thị trấn, thị tứ ngày càng khang trang. Bộ mặt nông thôn miền núi đổi thay đáng kể. Các công trình đưa vào khai thác sử dụng đều phát huy hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy kinh tế và cải thiện dân sinh. Tỉnh đã khởi công nhiều công trình, dự án quan trọng trên các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, công nghiệp, văn hóa, giáo dục... Trong đó có 4 dự án giao thông quan trọng: đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình, đường 12 B, các tuyến QL 21, QL 12 B. Phong trào làm đường GTNT theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm khẳng định là chủ trương đúng đắn của Đảng, hợp lòng dân đã phát huy hiệu quả, cải thiện điều kiện đi lại và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi. Về hạ tầng đô thị, một số trung tâm đô thị đang từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị phục vụ nhân dân như: Khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo, khu TT Quỳnh Lâm, Khu liên hiệp TDTT Tây Bắc, Khu thương mại bờ trái TP Hòa Bình; triển khai xây dựng, nâng cấp các dự án đường đô thị tại thị trấn Đà Bắc, đường nội thị thị trấn Lương Sơn, hạ tầng thị trấn Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy...
Tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi, hằng năm, nguồn ngân sách bố trí khoảng 140 tỷ đồng để đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi (riêng vốn T.ư bình quân từ 25-30 tỷ đồng/năm). Các công trình trọng yếu thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng, triển khai tốt chương trình kiên cố hóa kênh mương. Nhiều công trình được đầu tư bằng nguồn vốn TPCP như sửa chữa hồ Vín, hồ Kho (Chí Đạo), hồ De (ân Nghĩa), hồ Rộc Cọ, hồ Rộc Cầu (Yên Phú) sắp hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chủ động nguồn nước tưới, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Toàn tỉnh có 210 xã, phường, thị trấn được cấp điện, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện tăng từ 86,2% (năm 2004) lên 95,4% (năm 2011), vượt mục tiêu Chương trình hành động số 389/CTr/TU của Tỉnh ủy về mục tiêu số hộ được sử dụng điện. Đến nay, 12 đô thị có nhà máy nước sạch với công suất 27.000 m3/ngày đêm, chất lượng đạt yêu cầu nước sinh hoạt. Chương trình nước sạch nông thôn được triển khai từ việc lồng ghép nhiều nguồn vốn cũng phát huy hiệu quả cao, tỷ lệ hộ dùng nước sạch tăng từ 53,8% (năm 2005) lên 75,17% (năm 2011) theo tiêu chí của Bộ NN&PTNT. Hạ tầng CN, thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Hệ thông tin cũng đang được đầu tư mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu thông tin phát triển KT-XH. Hệ thống hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao cũng được chú trọng đầu tư. Cơ sở vật chất trường học, trạm xá ngày khang trang, mạng lưới các cơ sở đào tạo dạy nghề không ngừng được nâng cao năng lực. Tỉnh đã hoàn thành công trình bệnh viện Đa khoa tỉnh. Triển khai đầu tư 11 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, các trung tâm y tế dự phòng và phòng khám đa khoa khu vực.
P.V: Kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn còn yếu kém và thiếu đồng bộ, thưa đồng chí?
Đồng chí Trần Đăng Ninh: Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, Hòa Bình là một trong những tỉnh còn yếu kém về hạ tầng kỹ thuật, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Có thể thấy, ngoài tuyến đường Hồ Chí Minh và QL 6 mới được nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp IV miền núi, các tuyến QL còn lại và đường tỉnh đều có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp (cấp V), nhiều tuyến đường đang thi công nhưng thiếu vốn phải dừng, giãn tiến độ thực hiện. Các đô thị chưa có hệ thống thoát nước và quy trình xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn bảo đảm yêu cầu theo quy định hiện hành. Hạ tầng kỹ thuật cho ngành thương mại, dịch vụ; hạ tầng VH-XH, thiết chế thể thao; trụ sở làm việc của nhiều đơn vị chưa được đầu tư. Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình còn ít được quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện KT-XH của tỉnh còn nhiều khó khăn, vốn đầu tư hạ tầng ít so với yêu cầu, chưa phát huy nguồn lực trong nhân dân.
P.V: Xin đồng chí cho biết những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân và phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh ta?
Đồng chí Trần Đăng Ninh: Nguyên nhân tiến độ giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu là việc phân bổ, giao vốn một số chương trình có những năm còn muộn; các chế độ, chính sách (tiền lương, giá nguyên vật liệu...) thường xuyên thay đổi dẫn tới phải điểu chỉnh dự án gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và khả năng cân đối vốn. Công tác đền bù, GPMB một số dự án còn chậm, còn nhiều vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư. Các cấp, ngành đã thấy được những nguyên nhân trên và đang triển khai những giải pháp khắc phục chậm giải ngân vốn đầu tư. Đến nay, tình trạng vốn chờ công trình đã được khắc phục cơ bản. Từ năm 2011, thực hiện NQ 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn TPCP, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, TP triển khai một số công việc sau: Tập trung bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước 31/12/2011 nhưng chưa bố trí đủ vốn; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành trong năm 2012; hạn chế tối đa việc đầu tư xây dựng dự án mới. Phân bổ kế hoạch vốn phải được thực hiện từ cuối năm trước, giao chỉ tiêu cho từng danh mục cụ thể. Tăng cường cán bộ có đủ năng lực chuyên mô để thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, bảo đảm về chất lượng, thời gian theo quy định. Thành lập đoàn kiểm tra đầu tư xây dựng, tổ chức giao ban SX hàng quý, giúp giải quyết vướng mắc kiến nghị của chủ đầu tư. Điều chỉnh linh hoạt các nguồn vốn. Trong năm 2011 đã tiến hành 5 lần điều chỉnh tổng thể và nhiều lần điều chỉnh riêng lẻ cho từng nguồn vốn. Với các giải pháp đồng bộ và quyết liệt trên đã giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân, sớm đưa công trình vào khai thác phát huy hiệu quả KT-XH.
Đối với đặc thù còn nhiều khó khăn của tỉnh, để làm tốt công tác huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau đây:
Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, đề xuất hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư. Trước hết phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN, đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; hoàn thành đúng tiến độ để đưa các công trình vào khai thác sử dụng. Xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư dài hạn, tập trung cho các công trình trọng điểm. Quan tâm đến công tác duy tu, bảo dưỡng công trình đã hoàn thành bằng các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp kinh tế từ ngân sách các cấp. Nâng cao chất lượng xây dựng công trình, tăng cường sự giám sát của cộng đồng trong quá trình triển khai, thực hiện tốt trách nhiệm của nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn giám sát công trình, dự án.
Tỉnh đang đề nghị T.ư giúp đỡ để đầu tư xây dựng dứt điểm các tuyến QL, công trình lớn trên địa bàn như đường 12 B, QL 21, QL 12... Tập trung đẩy mạnh kêu gọi đầu tư ODA, NGO để đầu tư phát triển hạ tầng địa phương. Tạo điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng giao thông, đô thị thông qua các hình thức BOT, BTO, BT, PPP... Xã hội hóa các lĩnh vực giao thông, kiên cố hóa kênh mương, các công trình có quy mô nhỏ bằng các hình thức huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
P.V: Xin chân trọng cảm ơn đồng chí!
Lê Chung (thực hiện)
Hoàng Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Năm 2011 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2010 - 2015, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, suy thoái kinh tế và lạm phát diễn ra ở nhiều nước, khủng hoảng nợ công châu âu, khủng hoảng chính trị ở Trung đông, Bắc phi... Trong nước, tình trạng lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng cao, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... đã ảnh hưởng xấu tới đời sống của nhân dân và nền kinh tế đất nước, của tỉnh.
(HBĐT) - Đồng bào, chiến sỹ thân mến, Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn năm 2012, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UB MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình thân ái gửi tới các bậc lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước; đồng bào, cán bộ, chiến sỹ LLVT, cán bộ hưu trí, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, các tổ chức quốc tế, các chức sắc tôn giáo trong tỉnh; đồng bào, cán bộ, chiến sĩ quê hương Hòa Bình đang sinh sống, học tập, công tác ngoài tỉnh và ở nước ngoài lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất!
(HBĐT) - Ngày 11/1/2012, UBND tỉnh ban hành chỉ thị số 02/CT- UBND về phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Nhâm Thìn 2012. Nội dung chính như sau:
* Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
(HBĐT) - Tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XV diễn ra từ ngày 7-9/12/2011 đã quyết nghị thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2012, tỉnh Hòa Bình. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu nội dung chính của Nghị quyết này.
(HBĐT) - Báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trình bày.