(HBĐT) - "Tôi luôn tâm niệm trong tim mình, đã là lính Cụ Hồ thì thời chiến cũng như thời bình thấy ai khó khăn, thiếu thốn hơn mình đều cần giang rộng vòng tay giúp đỡ”. Đó là những lời tâm sự của ông Mai Xuân Sinh, 74 tuổi, trú tại xóm Lâm Sơn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) khi nói về động lực thôi thúc ông làm từ thiện trong nhiều năm qua.


Ông Mai Xuân Sinh quê gốc ở xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 23/3/1965, ông lên đường nhập ngũ tại đoàn C5D8 Thừa Thiên Huế. Tham gia vào cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968 lịch sử, ông được đồng đội cứu sống khi bị vùi lấp giữa làn khói bom đạn. Cũng từ đó, di chứng chiến tranh theo ông đến tận bây giờ. ông Sinh hiện là thương binh hạng 3/4, đồng thời là nạn nhân chất độc hóa học, mỗi khi trái nắng, trở trời lại đau nhức cơ thể.


CCB Mai Xuân Sinh, xã Lâm Sơn, (Lương Sơn) luôn dành thời gian chăm sóc vườn keo rộng 2 ha của gia đình.

 

Năm 1986, sau khi được phục viên, ông cùng gia đình lên vùng đất Lương Sơn khai hoang, lập nghiệp. Với hai bàn tay trắng, ông từng bước xây dựng cơ ngơi cho mình với những đồi chè, ngô, khoai. Cuộc sống đôi lúc khó khăn nhưng vì gia đình, ông đã vượt qua tất cả. Hiện nay, vợ chồng ông có hơn 1 ha sấu và 2 ha cây keo sắp cho thu hoạch.

ông Mai Xuân Sinh chia sẻ: Bản chất người lính Cụ Hồ là hăng hái tham gia chiến đấu, trở về với đời thường thì tích cực lao động sản xuất, góp ích cho xã hội. Tôi còn may mắn hơn những đồng đội khác là được sống, vì thế mình phải sống sao cho thật có ích.

Đối với ông, con là quan trọng nhất. ông luôn tạo điều kiện cho các con ăn học thành tài. Vợ chồng ông có 3 người con đều đã thành đạt, trong đó 2 con trai đi du học trở về và có công ty riêng. Đối với ông Sinh, các con trưởng thành là niềm tự hào, sự động viên của hai vợ chồng ông khi về già.

Dù cuộc sống không dư giả là bao nhưng xung quanh ai có hoàn cảnh khó khăn là ông giúp cả về vật chất và tinh thần. Vào dịp tết hàng năm, ông ủng hộ hàng tạ gạo cho người nghèo trên địa bàn xã Lâm Sơn. Bà con trong xã phấn khởi, ai đến nhận gạo đều cảm kích trước tấm lòng của ông. ông cũng ủng hộ Hội nạn nhân chất độc da cam xã Lâm Sơn 2 triệu đồng, bởi là người từng tham gia chiến đấu năm xưa, ông hiểu những đau thương, mất mát mà họ phải hứng chịu.

Sống chan hòa với xóm làng nên ông rất được mọi người quý mến. ông cũng là hội viên Hội Nông dân xã Lâm Sơn. Nhìn bà con xung quanh mình hàng ngày phải cực nhọc, ông không khỏi xót xa, chạnh lòng. Nhiều đêm ông nghĩ cách làm thế nào giúp nông dân xã mình vươn lên phát triển kinh tế. Nghĩ là làm, ông ươm hàng nghìn cây ăn quả giúp nông dân trong xã trồng làm vốn. Bà con phấn khởi nhận cây về trồng, trong lòng ông vui lắm. Chính quyền xã Lâm Sơn rất ủng hộ việc làm của ông cho rằng đây là hướng đi mới góp phần giúp nông dân trong xã vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, ông Sinh còn tích cực đóng góp, ủng hộ tiền để xây nhà văn hóa, sân bóng chuyền, tài trợ vật tư TD -TT làm đường giao thông ngõ xóm. Vừa qua, ông ủng hộ Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh huyện Lương Sơn 7 triệu đồng.

ông Mai Xuân Sinh đang giữ cương vị Chi hội trưởng Chi hội sân khấu, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và Phó chủ nhiệm Hội đàn hát dân ca huyện Lương Sơn. Hàng ngày, ông cùng các đồng nghiệp sáng tác những bài thơ, ca, kịch bản chèo để đi giao lưu với các đơn vị bạn. Đơn vị của ông Sinh từng đoạt HCV trong hội diễn làng chèo toàn quốc tại thành phố Nam Định. Gần đây nhất, trong dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, ông được Hội đồng nghệ thuật tỉnh tặng giải thưởng văn học 5 năm giai đoạn 2011- 2016 về thành tích sáng tác tập kịch bản sân khấu và có nhiều tác phẩm tiêu biểu đã được in thành sách phát hành rộng rãi.

Nhờ những đóng góp, cống hiến không ngừng, ông Mai Xuân Sinh đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, Huân chương Giải phóng… Được tỉnh, huyện, xã trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen nhằm khích lệ, động viên tinh thần cho những cống hiến của ông trong suốt thời gian qua.


                                                                                                      Đồng Hương

 


Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục