(HBĐT) - Từ một người lính với tình yêu cây, yêu hoa, yêu ong, ông Mai Văn Chữ quyết định ở lại khu 3, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Sau 30 năm nuôi ong ở đất Hòa Bình đã mang lại cho gia đình ông cuộc sống ổn định, cơ ngơi khang trang.
Ông Mai Văn Chữ, khu 3, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) kiểm tra đàn ong trong vườn nuôi của gia đình.
Ông Chữ quê ở Mỹ Đức (Hà Nội). Từ nhỏ, ông đã thích quan sát những chú ong chăm chỉ đi kiếm mồi. Khi vào quân đội, đóng quân ở Hòa Bình, ngoài thời gian làm việc, cứ rảnh là ông đến thăm các hộ nuôi ong ở quanh đơn vị. Khi đó, bà con nuôi ong hoàn toàn tự nhiên, mỗi nhà để vài thùng, lấy mật sử dụng trong gia đình. Ông mày mò đóng vài thùng ong nuôi để anh em trong đơn vị có mật sử dụng. Trong thời gian quân ngũ, ông nuôi được nhiều lứa ong. Đàn ong nào cũng phát triển, cho mật tốt.
Đầu năm 1990, ông nghỉ hưu. Không về quê, ông chọn thị trấn Kỳ Sơn (cũ) - nay là phường Kỳ Sơn làm nơi sinh sống và an hưởng tuổi già. Lúc này có nhiều thời gian để nuôi ong. Ông chịu khó tìm tòi, học hỏi về nghề nuôi ong qua các buổi hội thảo, tài liệu trên mạng và sáng tạo ra nhiều cách để giúp đàn ong sinh trưởng, phát triển tốt. Từ vài đàn ong, đến nay, ông đã có 150 thùng ong. Mỗi tổ ong cho 10 lít mật/vụ. Như vậy, 150 thùng ong sẽ cho khoảng 1.500 lít mật, với giá bán 200.000 đồng/lít, mỗi năm cho gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ngồi trong căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi, thoang thoảng hương hoa bưởi, ông chia sẻ: Có được cuộc sống như này là do ong làm đấy. Nuôi ong dễ, nhàn, ít phải đầu tư. Đầu tư một tổ ong hết khoảng 200-300 nghìn đồng nhưng thu về khoảng 2 triệu đồng/vụ. Đàn ong tự đi kiếm mồi trên rừng, nhiệm vụ của người nuôi là tạo môi trường sống an toàn cho chúng. Khi đàn ong có vấn đề về môi trường sống, người nuôi phải biết can thiệp kịp thời.
Nói về môi trường sống của ong, ông cho biết: Ong đòi hỏi nơi yên tĩnh, tránh tiếng động mạnh. Tổ của chúng phải được giữ yên ổn. Cuồng được làm chắc chắn, tránh mưa hắt, nắng rọi trực tiếp vào tổ. Và phải loại trừ con vật thiên địch. Đám ong đất là kẻ thù không đợi trời chung của đàn ong mật. Nếu để ông đất lọt vào thùng ong, coi như mất đàn. Do vậy, phải phòng trừ và loại bỏ được nguy cơ này.
Ông Chữ đã tìm ra cách để khắc chế kẻ thù của đàn ong. Trước mắt làm đường vào tổ ong chỉ đủ cho con ong mật chui vào. Ong đất vốn to hơn ong mật nên không vào tổ được. Cách thứ hai là tiêu diệt bằng bẫy sinh học. Ông dùng quả dưa hấu, khoét lỗ để thu hút đám ong đất đến ăn, như vậy sẽ không phá hoại đàn ong mật. Ngoài ra, ong đất rất thích thịt thối, ở khu nuôi ong bỏ vài miếng làm thức ăn cho ong đất. Khi chúng đã được thỏa mãn về thức ăn sẽ không phá ong mật. Hàng ngày, theo dõi đám ong thợ về, nếu 10 con về mà có 4-5 con mang theo phấn hoa và mật, chứng tỏ tổ ong phát triển tốt. Ngược lại, nếu đám ong thợ cả 10 con đều về không có mật hoa, thì tổ của chúng có vấn đề, phải can thiệp ngay. Người nuôi ong cũng cần phải tạo ong chúa tốt, đây là sự sống còn của đàn ong. Chỉ khi ong chúa sinh sản tốt mới tạo được thêm các thành viên mới cho đàn, tổ ong càng phát triển mạnh. Khi đã nắm rõ được đặc tính, tạo môi trường thuận lợi cho ong phát triển, người nuôi nhãn nhã.
(HBĐT) - Trong điều kiện vật tư, trang thiết bị y tế dành cho các các y, bác sỹ, điều dưỡng trực tiếp làm công tác sàng lọc, khám chữa bệnh còn thiếu, chị Vũ Thị Hoa điều dưỡng trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã sáng chế tự làm mũ bảo hộ ngăn giọt bắn từ những nguyên vật liệu sẵn có, dễ làm, phục vụ tốt cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.
(HBĐT) - Theo tour khám phá vùng lòng hồ sông Đà, không khó để nhận ra sự thay đổi của những xóm nghèo ven hồ khi xưa. Theo hướng khai thác du lịch xanh, bền vững, những ngôi nhà sàn được đầu tư, trang bị kết hợp hài hòa giữa hiện đại, văn minh và bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc; người dân thân thiện, mến khách... Ít ai biết người góp phần làm nên những thay đổi này là cô gái trẻ Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty Du lịch Đà Bắc.
(HBĐT) -Nhẹ nhàng, ân cần, cởi mở, nhiệt tình và luôn quan tâm giúp đỡ người bệnh cũng như các đồng nghiệp trong cơ quan, đó là nhận xét của mọi người dành cho chị Nguyễn Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
(HBĐT) -Thân thiện, hòa đồng là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc, trò chuyện với chị Đỗ Thị Dung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Thiện nguyện Hòa Bình. Người phụ nữ trẻ có trái tim ấm vẫn hàng ngày, hàng giờ âm thầm mang lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình gặp phải hoàn cảnh bất hạnh. "Hạnh phúc không tự nhiên mà có, nó đến từ chính hành động của bạn” là câu nói mà chị Dung luôn tâm đắc, hướng đến trong cuộc sống.
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” được phát động và có sức lan tỏa rộng khắp trên toàn huyện Mai Châu, qua đó xuất hiện nhiều điển hình nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu như gia đình anh Nguyễn Văn Bình, xóm Xuân Tiến, xã Xăm Khòe với mô hình trang trại tổng hợp đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Gần 10 năm làm Bí thư chi bộ (2010- 2020), dấu ấn trong 4 nhiệm kỳ vừa qua của Bí thư chi bộ Bùi Văn Thuấn, xóm Bái Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) là việc khởi xướng và duy trì hiệu quả phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Qua đó, góp phần quan trọng xóa bỏ tập quán sản xuất manh mún, tự sản tự tiêu, 100% hộ dân trên địa bàn chuyển sang chuyên canh cây màu tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống ngày càng được cải thiện.