(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên giữa núi rừng, cuộc sống, sinh hoạt gắn liền với rừng và làm giàu nhờ khai thác đúng lợi thế, phát triển kinh tế bền vững từ rừng, anh Bùi Huy Tiến, xóm Khăm, xã Bình Sơn (Kim Bôi) đã có hơn 200 ha rừng ở nhiều xã của huyện Kim Bôi, Lương Sơn. Nhờ sự cần cù, chịu khó, nhạy bén với những cơ hội kinh doanh, anh Tiến đã vươn lên làm giàu trên chính đất quê hương còn nhiều gian khó.
Sinh năm 1975 và lớn lên trong gian khó, hơn ai hết, anh Tiến cùng những thanh niên trong làng cùng thời hiểu rõ nỗi vất vả của cái đói, cái nghèo và luôn có mong muốn cháy bỏng vươn lên thoát nghèo. Trước đây, người dân Bình Sơn biết đến trồng rừng theo dự án PAM 3352, gia đình anh cũng bắt đầu trồng rừng từ năm 1992, tuy nhiên, khi đó việc trồng rừng chưa thật sự chú trọng đến hiệu quả kinh tế. Năm 1994, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, anh lên đường nhập ngũ. Năm 1996 hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương, do hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, anh Tiến đã đi một số nơi như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình để kiếm sống. Nhưng càng đi xa, anh càng nhận thấy rằng không nơi đâu bằng quê hương mình nên đã quyết định trở về lập nghiệp tại nơi "chôn nhau cắt rốn".
Anh Tiến chia sẻ: Tôi trồng diện tích rừng đầu tiên tại xã Bình Sơn với 60 ha vào năm 1999. Năm 2004 tiếp tục trồng thêm 50 ha tại xã Trường Sơn cũ (Lương Sơn), năm 2008 trồng 104 ha tại xã Đú Sáng và một số diện tích nhỏ lẻ khác ở các xã trên địa bàn huyện. Toàn bộ diện tích tôi trồng giống keo tai tượng và khai thác theo chu kỳ 5 năm. Tuy nhiên, nhận thấy năng suất mang lại không hiệu quả bằng giống keo Úc, vì thế, 2 năm nay, tôi chuyển hẳn sang trồng giống keo Úc cho những diện tích đã khai thác và trồng mới lại. Mặc dù keo Úc giá 1.500 đồng/ cây, cao gấp 3 lần so với keo bình thường (500 - 600 đồng/cây), nhưng giống có sức sống bền bỉ và dẻo dai hơn, cây nhanh lớn, chống lại được sâu bệnh hại, không bị thối, chết cây như loại keo thông thường. Ngoài ra, khi xuất bán giống keo mới cho cân nặng cao, đạt hiệu quả kinh tế hơn nhiều. Chưa kể rất phù hợp để giữ lại làm cây gỗ lớn sẽ cho giá trị cao hơn.
Ngoài việc trồng rừng, anh Tiến còn chú trọng phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Năm 2016, anh mở cửa hàng vật liệu xây dựng Huy Tiến tại ngã ba Khăm và xưởng sản xuất gạch block diện tích 400 m2, cung cấp vật liệu phục vụ nhu cầu xây dựng chủ yếu của bà con tại xã Bình Sơn và các xã lân cận. Đến nay, tổng thu nhập từ việc kinh doanh và trồng rừng đạt trên 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho ít nhất 13 người, mức lương từ 5 - 8 triệu đồng/người/ tháng. Những lúc cao điểm, anh Tiến phải thuê trên 1.000 công nhân phục vụ cho khai thác, dọn dẹp và trồng rừng. Công tác chuẩn bị mặt bằng cửa hàng để mở siêu thị mini cũng từng bước được hoàn thiện để đi vào hoạt động, kinh doanh.
Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Bình Sơn cho biết: Anh Tiến là một trong những hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của Hội Nông dân xã, nhiều lần được xã, huyện biểu dương, khen thưởng là hội viên làm kinh tế giỏi, năm 2020, được nhận bằng khen của UBND tỉnh. Anh là tấm gương sáng cho nhiều hội viên khác noi theo. Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, anh còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm giàu cho những hội viên khác. Anh cũng thường xuyên chia sẻ, ủng hộ tiền và hiện vật giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện do xã, xóm phát động. Thời gian tới, xã tiếp tục tạo điều kiện để anh Tiến phát triển mô hình kinh tế, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con tại địa phương.
Khánh Linh
(HBĐT) - Đảng viên Phạm Thị Hương, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) là con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc, khiêm tốn, giản dị, được mọi người quý mến. "Sống có trách nhiệm, cống hiến, vì lợi ích chung theo gương Bác Hồ” là phương châm mà đồng chí Phạm Thị Hương luôn hướng tới.
(HBĐT) - Trong thời gian qua, ngành y tế đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thực hiện phân cấp kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của Nhân dân, hạn chế tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.
(HBĐT) - Anh Nguyễn Trung Kiên (sinh năm 1990), Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Độc Lập, xã Độc Lập (TP Hòa Bình) chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi làm truyền thông cho Công ty CP bảo vệ thực vật I T.Ư. Thời gian làm ở công ty tạo cơ hội để tôi tiếp xúc với nông dân vùng chuyên canh sản xuất rau, củ tại Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh (Hà Nội).
(HBĐT) - Trưởng thành từ trinh sát hình sự, đến khi giữ chức Trưởng Công an huyện Lương Sơn, Thượng tá Bùi Viết Chiểu vẫn giữ tác phong tỉ mỉ, thận trọng, nhạy bén trong lãnh đạo, chỉ đạo. Là người đứng đầu ở đơn vị Công an cửa ngõ Thủ đô, địa bàn phức tạp về ANTT, anh đã lãnh đạo Công an huyện lập nhiều chiến công xuất sắc, triệt phá nhiều băng, ổ nhóm tội phạm nguy hiểm, nhiều vụ án phức tạp, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân.
(HBĐT) - Sẵn sàng đối mặt với nguy cơ dịch bệnh để cùng với các đoàn viên trong phường tham gia hoạt động tuyên truyền, trực chốt, phát khẩu trang, tặng nước động viên tinh thần các đồng chí trong tổ công tác cơ động tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19…, Nguyễn Thị Hồng Hà, Bí thư chi đoàn tổ 1, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) là một trong những cán bộ Đoàn cơ sở tiêu biểu, nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm.
(HBĐT) - Anh Sùng A Chênh là một trong số ít con em người Mông học lên đại học, sau đó về công tác tại Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Mai Châu, tháng 11/2015 được điều động làm Phó Chánh văn phòng Huyện ủy, rồi được được bầu là Chủ tịch Hội Nông dân huyện nhiệm kỳ 2018 - 2023. Anh Chênh đã phát huy vai trò, trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, truyền lửa cho phong trào nông dân trong huyện, giúp đỡ con em người Mông khắc phục khó khăn học hành. Anh là một điển hình học tập và làm theo lời Bác, được BTV Tỉnh ủy đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen giai đoạn 2016 - 2020.