(HBĐT) - Trung tuần tháng Tư, tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) và các cộng sự vẫn miệt mài bám đồng ruộng xã Cao Sơn (Lương Sơn) kiểm tra tình hình sâu bệnh, hướng dẫn cấp ủy, chính quyền và bà con nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa.



Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến hướng dẫn nông dân xã Cao Sơn (Lương Sơn) kiểm tra tình hình phát triển của cây lúa. 

Tiến sỹ Yến nói vui: Dịch bệnh Covid-19 đang rất phức tạp, dịch bệnh trên cây trồng cũng vậy, chỉ cần không quan tâm chỉ đạo sát, nắm bắt kịp thời, có thể phát sinh nhanh chóng từng ngày, nhất là khi thời gian lúa lên đòng, đẻ nhánh, nhiều nguy cơ cao phát sinh rầy nâu, tàn phá mùa màng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống nông dân. Là người có trình độ chuyên môn, trách nhiệm, nhiệt huyết, tham gia công tác tại chi cục từ năm 1995, đến đầu năm 2016 giữ chức Bí thư chi bộ, Chi cục trưởng Chi cục BVTV. Đồng chí Nguyễn Hồng Yến luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu, đặc biệt quan tâm đến xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ, viên chức phát huy khả năng sáng tạo, đặt hiệu quả, chất lượng công việc lên hàng đầu; quan tâm xây dựng, tổ chức hoạt động mạng lưới BVTV cơ sở để kịp thời nắm bắt, chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả.

Đồng chí Yến đã kịp thời tham mưu các văn bản để UBND tỉnh, Sở NN&PTNT ký ban hành về các biện pháp chỉ đạo phòng trừ dịch hại; khắc phục hậu quả thiên tai gây ra đối với sản xuất, trồng trọt. Chi cục đã kiểm tra, giám sát quá trình khảo nghiệm, trình diễn, sản xuất thử và thẩm định, đề nghị công nhận 9 giống cây trồng nông nghiệp, gần 50 loại phân bón mới. Thực hiện tốt công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; mở 215 lớp tập huấn hiện trường (FFS) cho nông dân về kỹ thuật canh tác; tổ chức gần 1.400 lớp tập huấn về phòng trừ dịch hại và sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc BVTV; thẩm định đề nghị cấp và cấp 8 giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho trên 300 ha cây rau, cây ăn quả...

Trong 3 năm qua, không có đối tượng sâu bệnh nào gây hại thành dịch trên các loại cây trồng của tỉnh. Các kế hoạch gieo trồng; diện tích, sản lượng các cây trồng chính đều đạt và vượt yêu cầu. Các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ theo kế hoạch đều hoàn thành trước hạn và đúng hạn, trong đó, trên 20% số nhiệm vụ hoàn thành vượt mức từ 20-50%. Chi cục đã phối hợp tham mưu ban hành, tổ chức thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất trồng trọt như: Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi; đề án cải tạo vườn tạp; đề án phát triển bưởi đỏ, bưởi da xanh; đề án IPM; thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; đánh giá và chứng nhận sản phẩm OCOP; đề án nông nghiệp hữu cơ. Công tác dự tính, dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng, góp phần quan trọng giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại do những đối tượng dịch hại nguy hiểm (rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân) gây ra...

Bên cạnh đó, Tiến sỹ Yến đã tích cực tham gia đổi mới công tác quản lý, nghiên cứu đề tài khoa học để ứng dụng vào thực tế sản xuất. Nhiều đề tài, sáng kiến đã phát hiệu quả cao như: giải pháp "Nghiên cứu quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc trong phòng, chống sâu hại cây có múi", giúp người sản xuất giảm trên 70% chi phí phòng trừ sâu hại; giải pháp "Nghiên cứu quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm mía ăn tươi phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu", mở ra hướng mới trong tiêu thụ mía ở Hòa Bình, đặc biệt, đã xuất được những lô hàng đầu tiên sang những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ. Giải pháp được Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hòa Bình lần thứ 7 trao giải nhì. Đề tài cấp bộ về phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại vùng rễ cây ăn quả có múi; đề tài bảo tồn giống quýt Miền Đồi...

Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào thành tích chung của ngành NN&PTNT, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu NN&PTNT, kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Từ năm 2016 đến nay, đồng chí Nguyễn Hồng Yến liên tục được công nhận Chiến sỹ thi đua cơ sở hàng năm; năm 2016 được tặng thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; năm 2017 được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, được cấp ủy, chính quyền và nông dân tin yêu gọi là tiến sỹ của nông dân.

Lê Chung

Các tin khác


Người cựu chiến binh tiên phong hiến đất ở xóm Rú Mới

(HBĐT) - Cựu chiến binh (CCB) Bùi Văn Tý, xóm Rú Mới, xã Hợp Phong (Cao Phong) là gương sáng trong phong trào hiến đất xây dựng một số công trình phúc lợi ở địa phương, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, khang trang.

Khởi nghiệp từ đam mê

(HBĐT) - Không chỉ là một trong những đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn TN phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), Trần Thị Liêm còn là người luôn nỗ lực trong việc biến đam mê thành cơ hội khởi nghiệp. Hiện, Liêm đã có cửa hàng chuyên may và bán chăn, ga, gối, đệm... 

Sáng kiến nhỏ cho một niềm tin lớn

(HBĐT) - Trong điều kiện vật tư, trang thiết bị y tế dành cho các các y, bác sỹ, điều dưỡng trực tiếp làm công tác sàng lọc, khám chữa bệnh còn thiếu, chị Vũ Thị Hoa điều dưỡng trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã sáng chế tự làm mũ bảo hộ ngăn giọt bắn từ những nguyên vật liệu sẵn có, dễ làm, phục vụ tốt cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.

Nữ giám đốc trẻ và khát vọng làm thay đổi vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Theo tour khám phá vùng lòng hồ sông Đà, không khó để nhận ra sự thay đổi của những xóm nghèo ven hồ khi xưa. Theo hướng khai thác du lịch xanh, bền vững, những ngôi nhà sàn được đầu tư, trang bị kết hợp hài hòa giữa hiện đại, văn minh và bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc; người dân thân thiện, mến khách... Ít ai biết người góp phần làm nên những thay đổi này là cô gái trẻ Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty Du lịch Đà Bắc.

Nguyễn Thị Thanh Bình - cán bộ công đoàn tiêu biểu

(HBĐT) -Nhẹ nhàng, ân cần, cởi mở, nhiệt tình và luôn quan tâm giúp đỡ người bệnh cũng như các đồng nghiệp trong cơ quan, đó là nhận xét của mọi người dành cho chị Nguyễn Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Chuyện về Dung - người đi “gieo” hy vọng cuộc sống

(HBĐT) -Thân thiện, hòa đồng là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc, trò chuyện với chị Đỗ Thị Dung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Thiện nguyện Hòa Bình. Người phụ nữ trẻ có trái tim ấm vẫn hàng ngày, hàng giờ âm thầm mang lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình gặp phải hoàn cảnh bất hạnh. "Hạnh phúc không tự nhiên mà có, nó đến từ chính hành động của bạn” là câu nói mà chị Dung luôn tâm đắc, hướng đến trong cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục