Cuối năm 2023, ông Nguyễn Văn Hòa, thôn Thanh Hà, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) đã xuất khẩu thành công hơn 6 tấn bưởi Diễn sang thị trường Mỹ và dự kiến đến cuối tháng này tiếp tục xuất khẩu hơn 10 tấn bưởi. Đây là bước ngoặt quan trọng trong hành trình đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Vườn bưởi Diễn của gia đình ông Hòa là mô hình nông nghiệp tiên phong của xã. Thành công này không chỉ nâng tầm giá trị của quả bưởi Diễn, mà còn góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp xã Thanh Sơn, mở ra cơ hội mới cho nông dân trong phát triển sản xuất và gia tăng thu nhập bền vững.
Vườn bưởi của gia đình ông Nguyễn Văn Hòa, thôn Thanh Hà, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) chuẩn bị vào vụ thu hoạch
Cùng ông Hòa thăm khu vườn trải rộng, nhìn những quả bưởi vàng óng tôi cảm nhận được công sức và niềm say mê ông dành cho khu vườn. Hàng trăm cây bưởi Diễn cây nào cũng có hoa, nhiều lứa quả to, nhỏ khác nhau cho phép thu hoạch rải vụ.
Ông Hòa chia sẻ: Ban đầu việc trồng bưởi Diễn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ là thử thách về kỹ thuật canh tác mà còn là vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, nhờ hỗ trợ từ các tổ chức khuyến nông và sự kiên trì, tôi đã thành công với vườn bưởi. Tôi tự hào là người tiên phong trong việc xuất khẩu bưởi Diễn sang Mỹ ở xã Thanh Sơn. Để đạt được kết quả này, tôi đã áp dụng quy trình chăm sóc bưởi Diễn theo các tiêu chuẩn quốc tế, từ việc kiểm soát sâu bệnh đến quy trình thu hoạch và bảo quản.
Để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu, bưởi Diễn cần đáp ứng một số yêu cầu quan trọng về mẫu mã và chất lượng. Cụ thể, bưởi phải có màu vàng chuyển đỏ đặc trưng, quả tròn đều, vỏ mỏng, dễ bóc và có vị ngọt thanh, đầy đặn. Mỗi quả bưởi đạt trọng lượng từ 0,9 - 1,1 kg, lớp cùi dày, vị thơm ngon, vừa đủ ngọt để phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng quốc tế. Chính những yếu tố này đã giúp bưởi Diễn của gia đình ông Hòa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo xuất khẩu thành công sang thị trường khó tính như Mỹ.
Bên cạnh đó, ông Hòa đã sáng tạo trong việc áp dụng quy trình chăm sóc bưởi Diễn theo các tiêu chuẩn quốc tế, từ kiểm soát sâu bệnh đến quy trình thu hoạch và bảo quản. Đến nay, vườn bưởi được mở rộng lên 3,5ha với hơn 1.000 gốc, trong đó có hơn 400 cây bưởi Diễn. Giá bưởi Diễn được tư thương thu mua tại vườn khoảng 18 - 20 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí sản xuất, hàng năm, thu nhập từ vườn bưởi Diễn đạt hơn 500 triệu đồng. Mô hình trồng bưởi mang lại thu nhập cao, giúp gia đình ông nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Để xây dựng mô hình trồng bưởi Diễn đạt chuẩn xuất khẩu, ông Hòa không ngừng học hỏi và áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại. Ông tham gia các lớp đào tạo về sản xuất nông sản an toàn, quy trình sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Nhờ vậy, vườn bưởi cho năng suất cao, đạt chất lượng vượt trội, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế.
Đồng chí Bạch Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết: Với sự nỗ lực vươn lên, ông Nguyễn Văn Hòa là một trong những hộ nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế của xã, huyện. Bên cạnh tập trung sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, ông còn nhiệt tình tham gia các hoạt động ở địa phương; sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ cùng các hộ nông dân trồng bưởi kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm kinh doanh. Ông Hòa là tấm gương tạo được sự lan tỏa tích cực đến với mọi người.
Mạnh Cường
Với tâm huyết và tình yêu với sự nghiệp giáo dục, cô giáo Khà Thị Tình, Tổng phụ trách Đội, giáo viên môn Âm nhạc, Trường TH&THCS Ba Khan, xã Sơn Thủy (Mai Châu) là 1 trong 60 giáo viên tiêu biểu tham dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức. Cô Khà Thị Tình là tấm gương sáng với tinh thần vượt khó, tâm huyết, bền bỉ thắp lửa học tập cho học sinh vùng khó khăn.
Tháng 10 vừa qua, thầy Nguyễn Văn Thùy, giáo viên tiểu học Trường TH&THCS Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn là 1 trong 3 đại diện của Việt Nam nhận giải "Giáo viên truyền cảm hứng” tại hội nghị tổng kết Chương trình Cha - Ching khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm học 2023 - 2024.
Hơn 10 năm trên cương vị Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH MTV 2-9 Hoà Bình (Yên Thủy), chị Đào Thị Thanh Thảo luôn xác định người lao động (NLĐ) là tài sản vô giá quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều hoạt động công đoàn đã được triển khai nhằm tập hợp, thu hút sự tham gia của đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ). Từ đó tạo tâm lý ổn định, giúp đoàn viên, NLĐ thêm tin tưởng vào tổ chức công đoàn, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
Ngoài 40 tuổi, là lao động chính trong gia đình có 5 nhân khẩu, anh Bùi Văn Dực, xóm Cha, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) từng trải qua không ít lần "đứt bữa”. Nhờ cần cù, ý thức chủ động vươn lên, anh đã tạo dựng được cơ ngơi khang trang, điều kiện kinh tế vững chắc, cuộc sống no ấm.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng bộ huyện Kim Bôi chú trọng xây dựng các mô hình học tập và làm theo Bác với yêu cầu: Mô hình phải cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị. Qua đó xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo Bác.
Từ thành phố Hoà Bình chúng tôi ngược tỉnh lộ 433, xuôi theo con dốc quanh co, uốn lượn đến xóm Phủ, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc. Trong tiết trời thu se lạnh, những cơn gió nhẹ dịu mát từ lòng hồ sông Đà len lỏi qua khe cửa lật mở trang sách cổ cũ kỹ. Già làng Lý Hoàng Hạnh nhẹ nhàng áp bàn tay gân guốc, kiếm tìm những thông tin quan trọng từ sách cổ để bổ sung cho cuốn sách mới sắp hoàn thành. Già chậm rãi lấy bút chì gạch chân thông tin quan trọng. Cứ như thế, sách cổ như duyên nợ gắn bó với già từ lúc nào không hay!