Từ cuối tháng 3 âm lịch hằng năm, làng chài, gành biển ở Quảng Ngãi bắt đầu "mùa bãi ngang”. Bên những chân sóng nhẹ, khi thủy triều xuống, người làng biển cần mẫn hái "lộc trời đại dương”. Sống cùng biển, cư dân làng chài vẫn luôn gắn lòng biết ơn cùng tình yêu chân chất với biển cả.

Mùa bãi ngang ven biển

Cứ mỗi chiều sau khi thủy triều rút, bà Nguyễn Thị Nhàn ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn lại ra gành biển Phước Thiện đục hàu. Bà lần tìm những con hàu ẩn mình trong vỏ dày, bám chặt trên đá lấp ló sau cuộn sóng. Chiều càng buông, hàu càng lộ ra nhiều hơn.

Dùng thanh sắt nhọn cùng búa đập vỏ đá, thân hàu trắng đục hiện ra và bà Nhàn vớt bỏ vào hũ nhựa. "Vỏ hàu giống như đá nên lẫn trong gành biển khó nhìn ra. Phải có kinh nghiệm và tinh mắt mới thấy. Mỗi bữa kiếm cũng được trăm nghìn đồng”, bà Nhàn chia sẻ kinh nghiệm.

Các đợt mưa lũ cùng những con sóng lớn nuôi dưỡng, phát triển sinh vật, hải sản vùng bãi ngang ven biển Quảng Ngãi. Hàu, cá, các loài rong biển lớn nhanh cùng sóng vỗ. Từ tháng 3 âm lịch, cư dân các làng chài bắt đầu vào "mùa bãi ngang”. Những người đàn ông cùng thuyền thúng ra ven khơi tìm sản vật.

Cách bờ 1-2 hải lý, những cụm rong biển mọc dày đặc dưới đáy đại dương xanh thẳm. Từng mảng rong biển nổi lên nhiều màu sắc, hình liễu rủ, ngôi sao như bức tranh giữa biển khơi.

Để cắt được rong mơ, anh Nguyễn Văn Bùi phải dùng bình hơi lặn sâu từ 4 -7m dưới đáy biển để cắt những cụm rong bám trên đá, san hô. Những ngày sóng "im láng”, anh cắt được 10 - 15 tạ rong tươi; những lúc thủy triều cao hay "sóng lừa”, không thể lặn sâu, vợ chồng anh chỉ thu hoạch 3 - 6 tạ rong mơ.

"Sóng lừa tức là mặt biển dập dềnh, trong lòng biển cuộn nước rất khó lặn xuống, nguy hiểm nếu cứ cố lặn tới đáy hái rong. Trước đây, khai thác ồ ạt, giờ địa phương cho phép mình khai thác trong thời gian nhất định để bảo vệ thảm thực vật. Nếu không hái thì rong mơ cũng tự lụi dần”, anh Bùi giải thích.

Đàn ông lặn biển cắt rong, đàn bà trên bờ cũng phụ tay giúp chồng. Vớt rong biển quanh bờ, phụ chồng kéo thúng đưa rong mơ lên gành bãi. Mỗi ngày hái rong mơ, các gia đình thu nhập từ 700 nghìn đến một triệu đồng.

Dưới cái nắng gắt đầu hè, người phụ nữ trú tránh trong "căn nhà tạm”, bên cạnh là bình nước, gô cơm chờ chồng hái rong biển trở về.

"Mùa bãi ngang” ven biển Quảng Ngãi có nhiều lộc từ đại dương cũng giúp cho cư dân sinh sống quanh các gành, bãi biển có thêm niềm vui, gắn kết với làng chài quanh năm sóng gió.

TheoNhandan

Các tin khác


Chí Đạo vùng quê thanh bình

(HBĐT) - Về xã Chí Đao, huyện Lạc Sơn trong một ngày tháng 3 đầy ấn tượng. Một ngày của mùa trong lành, mát mẻ; mùa ngợp sắc xanh của núi đồi, của những vườn Dổi thẳng tắp, cao vút đầy sức sống; của những ruộng lúa đang thì trỗ đòng; dòng suối mát lành chảy quanh làng trên, xóm dưới… Chí Đạo, vùng quê thành bình!

 

Hương sắc Thượng Tiến

(HBĐT) - Xã Thượng Tiến (Kim Bôi) – vùng đất đặc biệt luôn ấn tượng với bất cứ ai một lần tới. Thượng Tiến có khu rừng bảo tồn xanh thẳm, ngào ngạt hương sắc muôn hoa lá, chim muông; Thượng Tiến, nơi có dòng suối trong xanh, hiền hòa, không khí trong lành, mát mẻ, con người hiền hậu, hiếu khách, chân tình…

Học sinh trải nghiệm thời kỳ bao cấp tại bảo tàng Điện Biên Phủ

Từ ngày 19 đến 22/3, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức chương trình "Em yêu lịch sử” cho các em học sinh THCS tại thành phố Điện Biên Phủ.

Rực rỡ đường hoa ở thị trấn Mường Khến

(HBĐT) - Sau 3 năm triển khai, nhân rộng, đến nay, khắp các con đường của khu 7, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) đã tràn ngập sắc hoa. Đây là mô hình hay, cách làm sáng tạo của Chi hội Phụ nữ, cũng như toàn thể người dân khu 7 trong nỗ lực xây dựng đô thị văn minh, giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục