Năm 2023, tỉnh Hoà Bình có thêm di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng loóng được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Niềm tự hào về bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc trong tỉnh càng được khơi dậy, nhân lên bởi đến nay đã có 5 di sản được vinh danh di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đặc biệt, Mo Mường đã được lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Nghệ thuật chiêng Mường
được cộng đồng người Mường huyện Lạc Sơn bảo tồn, phát huy rộng khắp.
Nghệ nhân mo Mường - những
người nắm giữ di sản có môi trường thực hành và
được khích lệ trao truyền cho thế hệ sau.
Lễ hội Khai hạ được huyện
Tân Lạc tổ chức thường niên, thu hút nhân dân và du khách.
Lịch tre (lịch đoi) vẫn
được một bộ phận người dân lưu giữ, ứng dụng trong đời sống
hàng ngày.
Nghệ thuật trình diễn
dân gian Keng loóng của đồng bào Thái huyện Mai Châu được khẳng định giá trị độc
đáo.
Nhóm ảnh của Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày lễ Noel hay ngày Thiên chúa giáng sinh thường được tổ chức vào ngày 25/12. Đây là một trong những lễ quan trọng nhất của tín đồ theo đạo Công giáo và Tin lành để tưởng nhớ ngày ra đời của Chúa Giê su.
Hàng năm, đến ngày 26/10 âm lịch, người dân ở vùng Mường Trác và Mường Rậm, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) lại tổ chức Tết cơm Đe. Mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công ơn giúp đỡ dân Mường, cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, cuộc sống ấm no, Tết cơm Đe là nét đẹp văn hóa riêng có của người Mường xã Lạc Thịnh.
Không khí đón Giáng sinh và mừng năm mới đang rộn ràng, tràn ngập trên từng góc phố, con đường. Tỉnh Hòa Bình hiện có 7 giáo xứ, 54 giáo họ; tín đồ ở 70 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố. Về cơ sở thờ tự, toàn tỉnh có 7 nhà thờ xứ, 6 nhà thờ họ. Giáo dân ở các giáo xứ và Nhân dân đang phấn khởi trang hoàng, đón mùa Giáng sinh an lành, ấm áp. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi nhận không khí chuẩn bị đón Giáng sinh tại một số giáo xứ, tuyến đường trên địa bàn tỉnh.
Ngày nay, chợ phiên không đơn thuần là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là điểm hẹn giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần và nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng của các vùng miền. Qua phiên chợ, các doanh nghiệp, hợp tác xã tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông sản, hàng hóa tiêu biểu.
Bưởi là cây trồng chủ lực của huyện Tân Lạc. Từ giữa tháng 11 đến nay, bưởi đỏ Tân Lạc bước vào thời điểm thu hoạch rộ.
Bắt đầu từ cuối tháng 10, vùng cam Cao Phong bước vào vụ thu hoạch mới. Với chất lượng đã được khẳng định, cam Cao Phong có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh cũng như với du khách khi đến Hòa Bình.