Đây được xem là trận mưa lớn nhất từ đầu năm 2014 trên địa bàn TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Trận mưa lớn kèm theo gió mạnh kéo dài khoảng 20 phút từ hơn 17 giờ đến khoảng 17 giờ 20 phút ngày 18/5 đã làm hàng loạt cây đổ, gây ngập úng cục bộ tại nhiều tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn thành phố Hòa Bình, đặt ra hàng loạt vấn đề trong công tác PCTT&TKCN và năng lực tiêu thoát nước của TP Hòa Bình. Phóng viên Báo Hòa Bình đã ghi lại một số hình ảnh của trận mưa lớn đầu tiên trong năm 2014 trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
Cây đổ tại gần khu vực ngã ba, giao lộ giữa đường Chi Lăng và Trần Hưng Đạo
Nước ngập úng tại Bến xe trung tâm thành phố Hòa Bình.
Dọc đường Cù Chính Lan có nhiều cây đổ, trong đó có một cây đổ làm bẹp một phần chiếc ô tô For khi đậu ven đường, làm thiệt hại ước tính hơn chục triệu đồng (Ảnh chụp tại gần cây xăng, đường Cù Chính Lan).
Năng lực thoát nước của TP Hòa Bình chưa đáp ứng yêu cầu (Ảnh chụp trên đường Trần Hưng Đạo).
Lê Chung
(HBĐT) - Sau Tết, trong thời tiết nắng ấm thuận lợi, nông dân các địa phương trong tỉnh mở hội xuống đồng. Người lo cày cấy, người mải miết vun trồng, tất bật với công việc đồng áng… Tất cả làm nên khí thế ra quân lao động, sản xuất đầu vụ chiêm – xuân tưng bừng, hối hả trên khắp các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Một mùa xuân mới, một năm mới đã về trên mọi miền đất nước. Sau những ngày đông rét buốt kéo dài, đón Tết Giáp Ngọ năm nay, thời tiết như chiều lòng người. Nắng xuân trải vàng trong tiết trời mát dịu càng làm cho không khí đón Tết ở thành phố Hòa Bình thêm tưng bừng, nhộn nhịp, làm bừng lên cảnh sắc mùa xuân. Xuân của lòng người và xuân của đất trời. Gạt đi công việc bồn bề, những lo toan thường nhật, trong những ngày đầu xuân, nhà nhà rộn rã tiếng nói cười, những gương mặt rạng rỡ cùng những lời chúc tốt đẹp ngày đầu năm khiến cho ngày Tết thêm đầm ấm, ý nghĩa.
(HBĐT) - Hoà chung không khí rộn ràng của cả nước, thành phố Hòa Bình đón chào năm mới Giáp Ngọ 2014 bằng màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời, hứa hẹn một năm mới với nhiều thành tựu.
(HBĐT) - Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 đã đến. Đã từng một lần xa xứ và trở về quê hương TP. Hòa Bình đúng dịp đón Tết Nguyên đán mới thấy sự độc đáo, ấm cúng, ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền.
(HBĐT) - Ngày 23 tháng chạp, theo phong tục cổ truyền là ngày ông Táo lên chầu trời, còn gọi là "Tết ông Công". Ngoài mua sắm hàng mã, hầu hết các gia đình đều mua cá chép đỏ về cúng rồi phóng sinh ra ao, hồ, sông. Tại TP. Hòa Bình, nhân dân chủ yếu mang cá chép ra sông Đà phóng sinh. Đây là một truyền thống đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, sau khi thả xong cá, nhiều người vứt bừa bãi túi ni lông xuống sông, hai bên bờ và ngay cả trên cầu Hòa Bình, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Đã có người ái ngại về tình trạng ô nhiễm rác bên bờ sông Đà đã thu gom lại và đốt nhưng không xuể. Một số người dân làng vạn chài đã dùng những chiếc vợt để bắt cá chép ngay khi vừa được phóng sinh.
(HBĐT) - Mỗi năm vài ba lần chúng tôi du ngoạn vùng hồ Hoà Bình, nhưng không lần nào giống lần nào, mỗi thời gian, thời điểm khác nhau, những khoảnh khắc và nét đẹp ấn tượng của vùng hồ – nơi được nhiều du khách tới thăm quan ví như vịnh Hạ Long trên núi cũng khác nhau và vô cùng hấp dẫn, thú vị.