Đinh Thị Thảo
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh
Dự thảo báo cáo có bố cục chặt chẽ; đánh giá hài hòa, đầy đủ, toàn diện giữa các ngành, lĩnh vực. Câu từ ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng. Các lĩnh vực đều có số liệu minh họa để làm rõ hơn thành tựu đạt được, cũng như những vấn đề còn hạn chế. Báo cáo đã thể hiện rõ trí tuệ, trách nhiệm và tâm sức của BCH Đảng bộ tỉnh và BTV Tỉnh ủy.
Hòa Bình có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 74,3% dân số toàn tỉnh. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề đoàn kết các dân tộc, nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị. Dự thảo báo cáo chính trị đã đánh giá: Tình hình đời sống đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã có bước phát triển toàn diện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân giảm 3,16%/năm, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện rõ nét... Công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các DTTS được quan tâm...
Tuy nhiên, do đặc thù đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn miền núi, địa hình chia cắt, kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh, kinh tế chưa đồng bộ; là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, dẫn tới phát triển KT - XH khu vực đồng bào DTTS còn nhiều hạn chế, khó khăn. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao. Tốc độ, kết quả thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM thấp hơn so với bình quân tiêu chí chung của tỉnh; khoảng cách phát triển giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa khu vực các thôn, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và vùng thuận lợi còn lớn. Mới đây, công bố kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT - XH 53 DTTS năm 2019 của tỉnh Hòa Bình cho thấy, tính đến thời điểm 1/10/2019, cơ cấu lao động có việc làm của người DTTS từ 15 tuổi trở lên trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản còn cao, chiếm tới 66%. Tỷ trọng người DTTS có việc làm từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 86,1%. Còn 13,3% hộ DTTS sử dụng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh. Toàn tỉnh còn 32.418 người DTTS không có thẻ BHYT...
Từ thực trạng của vùng dân tộc, tôi đồng tình với những nhiệm vụ, giải pháp đề ra cho nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt là nội dung: Thực hiện có hiệu quả Ðề án tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về công tác dân tộc; phát huy nội lực, xã hội hoá các nguồn lực để phát triển KT - XH vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Trong những năm tới, Ban Dân tộc đề nghị tỉnh quan tâm ưu tiên dành nguồn lực của tỉnh cho vùng đồng bào DTTS và miền núi để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng hoàn thiện, đồng bộ kết cấu hạ tầng KT - XH; ưu tiên đầu tư cho các xóm, xã ĐBKK nhất tỉnh. Trong dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội cần đưa ra mục tiêu cụ thể về giảm số xã, thôn, bản ĐBKK trong tỉnh; chỉ tiêu lao động trong độ tuổi của vùng DTTS được đào tạo nghề phù hợp nhu cầu; chỉ tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào DTTS.
Đinh Thị Thảo
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh
(HBĐT) - Sau khi nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tôi nhận thấy dự thảo báo cáo được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng; nội dung có tính khái quát cao, bố cục hợp lý; văn phong rõ ràng, chặt chẽ; các biểu mẫu, chú thích, phụ lục, số liệu… đảm bảo đầy đủ, tôi không có ý kiến bổ sung hay sửa đổi.