(HBĐT) - Tết năm nay nắng ấm nên nếu nhà vườn nào xử lý sớm thì đúng dịp Tết cây bưởi đã bung nở hoa, đậu quả, đến nay, quả đã to bằng ngón chân cái. Tuy nhiên, nhiều vườn chờ thu quả xong trước Tết mới xử lý vườn nên bây giờ cây bưởi mới bắt đầu bật nụ. Hoa nở tầm hết tháng 3. Vậy nên những ngày này đến Tử Nê (Tân Lạc), ngay trong vườn nhà, ra ngoài cánh đồng hay ngược lên đồi, đâu đâu cũng thoang thoảng thơm mùi hoa bưởi.
Nhà vườn ở xã Tử Nê trao đổi kinh nghiệm chăm
sóc để bưởi ra sai hoa, đúng thời điểm.
Đồng chí Quách Văn Hạt, Chủ tịch UBND xã Tử Nê
cho biết: Xã Tử Nê hiện có khoảng 140 ha bưởi, trong đó 1/3 diện tích đã cho
thu hoạch. Vụ bưởi năm 2017, giá dao động mức 20.000 đồng /quả nên mỗi ha bưởi
cho thu lãi hàng trăm triệu đồng. Sau khi thu hoạch, để chuẩn bị cho vụ năm
2018, bà con đã cắt tỉa cành, dọn vườn, khoanh gốc, bón phân, tính toán thời
điểm cho bưởi ra hoa.
Cùng cán bộ xã Tử Nê đi thăm vùng bưởi, chúng tôi nhận
thấy trong khi một số vườn đã đậu quả thì một số vườn mới bật nụ, nở hoa. Anh
Phạm Khắc Thường (xóm 3, xã Tử Nê) cho biết: Sau nhiều năm trồng, đến nay, bà
con ở đây đã có kinh nghiệm chăm sóc, vì thế năng suất bưởi tăng đáng kể. Sản lượng lớn mà chín cùng một
thời điểm sẽ rất khó bán, do đó các nhà vườn đều phải tính toán, xử lý để bưởi
ra hoa, đậu quả, quả chín rải rác trong những thời điểm phù hợp, tránh việc
chín ồ ạt. Vườn nào xử lý sớm thì đúng dịp Tết sẽ nở hoa.
Ngoài việc để bưởi ra hoa, đậu quả nơi đầu cành, những
năm gần đây có nhiều gia đình tìm tòi, thử nghiệm để bưởi ra hoa ở các cành tăm
giấu trong tán lá. Do đó, nếu nhìn bên ngoài thì cây bưởi toàn lá nhưng vạch
qua kẽ lá mới thấy chi chít hoa trên các cành tăm mọc ra từ thân chính đang nở
trắng hoa. Vì vậy mà đi vào một số vườn bưởi mùa này, tuy chỉ nhìn thấy tán lá
xanh nhưng hương bưởi vẫn ngào ngạt.
Bưởi sai hoa không chỉ hứa hẹn mang đến cho người dân
Tử Nê một vụ bưởi nhiều hy vọng về sản lượng quả mà còn mang đến cho bà con
nghề mới đó là bán hoa bưởi. Vừa nhanh
tay chọn cắt những chùm hoa trắng tinh khôi, thơm dịu, chị Đỗ Thị Hương Giang,
Phó Giám đốc HTX chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Giang Lộc vui vẻ trò chuyện: Hai
năm trở lại đây, do đã có kinh nghiệm trong chăm sóc nên nhiều vườn bưởi rất
sai hoa. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng quả cũng như phù hợp với sự phát
triển của cây, nhiều nhà vườn phải cắt bỏ bớt hoa, tỉa bớt quả; khá mất công và
lãng phí hoa. Trong khi đó, qua tìm hiểu thị trường cho thấy nhu cầu sử dụng
hoa bưởi không ít. Chúng tôi đã tìm và kết nối được với một số đầu mối tại Thái
Nguyên và thành phố Hà Nội có nhu cầu mua hoa bưởi với giá dao động khoảng
200.000 đồng /kg.
Theo tìm hiểu, các đầu mối ở Thái Nguyên thu mua hoa
bưởi về để bán lại cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, sản xuất ướp chè nên
yêu cầu hoa phải cắt ngắn, không có cành, lá. Còn khu vực Hà Nội thu mua hoa
bưởi để bán lẻ cho người dân về thắp hương hoặc nhiều chị em văn phòng có sở
thích để hoa bưởi trong xe ô tô, trên bàn làm việc do hoa có mùi thơm dễ chịu.
Chị Giang cho biết thêm: Hoa bưởi rất thơm nhưng cánh
mềm, dễ rụng, dễ dập nát, hoa lại phải được chuyển đến thương lái ngay trong
ngày nên hàng ngày phải dậy từ rất sớm để kịp cắt tỉa hoa, gửi xe chuyển đến
các điểm thu mua. Những chùm được chọn cắt tỉa là chùm hoa đầu cành, vì khi đậu
quả dễ bị gãy cành hoặc những cành quá sai hoa cũng nên tỉa bớt. Việc cắt tỉa
hoa bưởi để bán vừa mang lại cho gia đình chút thu nhập, vừa giúp định quả hợp
lý cho cây sau này.
Dương Liễu
(HBĐT) - Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, do ảnh hưởng của mưa lũ lịch sử tháng 10/2017 khiến 33 hộ dân các xóm: Túp, Cò Xa, Trê, Oi Nọi, Mát thuộc xã Tiền Phong (Đà Bắc) phải di dời do nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Đặc biệt, hộ ông Bùi Văn Lực và Khuất Đình Minh ở xóm Túp bị hư hỏng nhà nghiêm trọng không thể khắc phục. Các hộ đã được chuyển đến trạm y tế cũ, trường mầm non cũ và ở xen ghép nhà dân trong xóm. Trước kỳ nghỉ Tết, chính quyền các cấp đã quan tâm hỗ trợ, động viên bà con bị ảnh hưởng mưa lũ được đón Tết đầy đủ, không hộ nào phải chịu đói, rét.
(HBĐT) - Chiều
ngày 15/3, Viettel Hòa Bình tổ chức buổi quay số chương trình khuyến mại: "Đăng
ký 4G trúng xe AirBlade” để xác định khách hàng may mắn trúng thưởng. Tham dự
có đại diện Sở Thông tin & truyền thông, đại diện Sở công thương Tỉnh Hòa
Bình và đại diện khách hàng của Viettel.
(HBĐT) - Ngày 15/3 tại thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong), Hội CCB tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp xã, thuộc đề án thí điểm hoàn thiện nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM giai đoạn 2017- 2020 của Hội cựu chiến binh Việt Nam.
(HBĐT) - Sáng 15/3, đoàn công tác BCĐ 1084 tỉnh (BCĐ thực hiện Đề án thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố) do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình triển khai sau khi làm điểm sáp nhập, kiện toàn thôn, xóm, tổ dân phố theo Quyết định số 29/QĐ -UBND ngày 5/1/2018 của UBND tỉnh tại huyện Lạc Thủy. Tham gia buổi làm việc có các thành viên BCĐ của tỉnh, huyện.
(HBĐT) - Ngày 30/8/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 122 triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2017- 2021” (Đề án) trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở kế thừa và bổ sung thành viên của Ban điều hành Đề án giai đoạn 2013 - 2016, Ban điều hành Đề án giai đoạn 2017 - 2021 được thành lập với thành viên là đại diện các cơ quan Tư pháp, Công an, các Hội: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ tỉnh. Thời gian qua, Sở Tư pháp, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án, tổ chức hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
(HBĐT) - Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật Long Thành được thành lập từ tháng 11/2002. Trung tâm là một tổ chức hoạt động xã hội nhân đạo mang tính nhân văn và là cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật tỉnh Hòa Bình. Trải qua 15 năm hoạt động, tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Long Thành với tinh thần đoàn kết, nhân ái, có kỹ năng giao tiếp và thái độ phục vụ nhiệt tình luôn nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn cùng chung tay chia sẻ thiệt thòi với từng đối tượng đang sinh sống tại Trung tâm, bao gồm: người khuyết tật, trẻ mồ côi, người câm, điếc, người nhiễm chất độc da cam dioxin, người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…