(HBĐT) - Đồng chí Xa Văn Chí, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc khẳng định: Là huyện vùng cao, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng được huyện Đà Bắc thực hiện đầy đủ, kịp thời. Công tác chăm sóc người có công trên địa bàn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm chăm lo bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực.


Lãnh đạo Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh và lãnh đạo UBND huyện Đà Bắc thăm hỏi, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng Xa Thị Vân, xóm Mó La, xã Tu Lý.

Mẹ Việt Nam anh hùng Xa Thị Vân ở xóm Mó La, xã Tu Lý có 2 con trai là liệt sỹ Xa Quý Hoàng, Xa Quý Tiêu hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện mẹ ở cùng người con gái. Mẹ được Công ty Thủy điện Hòa Bình nhận phụng dưỡng. Ngôi nhà tình nghĩa khang trang hiện mẹ đang ở được Nhà nước và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng năm 2016. Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, kỷ niệm ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7, mẹ được các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và huyện đến thăm hỏi, tặng quà, động viên... Không chỉ mẹ Việt Nam anh hùng Xa Thị Vân, tất cả người có công trên địa bàn huyện Đà Bắc thường xuyên nhận được sự quan tâm, chăm lo của các cấp, ngành và nhân dân trên địa bàn.

Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, hàng nghìn người con ưu tú của quê hương Đà Bắc đã lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhiều người đã hy sinh, bỏ một phần xương máu ở khắp các chiến trường. Hiện nay, huyện quản lý trên 3.000 người có công với cách mạng. Trong đó, chi trả chế độ thường xuyên có 351 đối tượng, gồm: 1 mẹ Việt Nam anh hùng, 100 thương binh, 3 thương binh loại B, 17 bệnh binh, 136 người nhiễm chất độc hóa học, 87 người hưởng tuất liệt sỹ, tuất thương binh - bệnh binh 61% trở lên, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, 1 người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày, 21 vợ liệt sỹ tái giá.

Trong những năm qua, phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, huyện đã thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa. Về nhà ở, năm 2017, Ban chỉ đạo chăm sóc người có công tỉnh hỗ trợ kinh phí xây mới, sửa chữa 30 nhà tình nghĩa, trị giá trên 1,1 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ Đền ơn - đáp nghĩa và Hội Doanh nghiệp huyện xây dựng 6 nhà tình nghĩa với tổng giá trị 300 triệu đồng. Thực hiện Chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, năm 2018, Phòng LĐ-TB&XH phối hợp với Phòng Kinh tế - hạ tầng, UBND các xã, thị trấn rà soát, hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở cho 38 hộ người có công với tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2018, quỹ Đền ơn - đáp nghĩa hỗ trợ 210 triệu đồng xây mới, sửa chữa 6 nhà ở cho người có công. Đến nay, trên địa bàn huyện không có hộ người có công ở nhà tạm, nhà dột nát.

Các chính sách BHYT, trợ cấp được thực hiện đầy đủ theo quy định. Công tác điều dưỡng cho các đối tượng người có công được quan tâm. Công tác mộ, nghĩa trang và nhà bia tưởng niệm ghi tên liệt sỹ được thực hiện tốt thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với công lao của các anh hùng liệt sỹ. Việc xã hội hóa chăm sóc người có công có bước chuyển biến tích cực. Năm 2018, các đơn vị ủng hộ quỹ Đền ơn - đáp nghĩa huyện trên 106 triệu đồng. Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh trao 10 suất quà, Công ty CP Đầu tư xây dựng năng lượng thương mại Hoàng Sơn trao 10 sổ tiết kiệm (mỗi sổ trị giá 1 triệu đồng) cho người có công trên địa bàn.

Theo đồng chí Xa Văn Chí, với những việc làm cụ thể, thiết thực, đời sống vật chất, tinh thần của người có công trên địa bàn không ngừng được nâng lên. Đến nay, về cơ bản người có công có mức sống trung bình hoặc cao hơn so với người dân sống chung địa bàn cư trú. 100% xã, thị trấn làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa.

H.L


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục