Trong những năm qua, cùng với việc tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Ðảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo bố trí kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) phát miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho đồng bào được khám, chữa bệnh (KCB) ở tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn, được BHYT chi trả tiền thuốc, vật tư y tế. Mặc dù kết quả cấp thẻ BHYT cho đối tượng này đạt tỷ lệ cao, nhưng thực tế số lượt người KCB, cũng như chất lượng KCB ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa cao.


 

Cán bộ y tế xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) khám, chữa bệnh cho trẻ em. Ảnh: NGUYỄN ĐĂNG

Nhiều chính sách ưu tiên

Báo cáo tổng kết chín năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh của Ủy ban Dân tộc cho thấy, thời gian qua, chính sách y tế chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được thực hiện theo hướng: Ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe; tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng; giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe.

Trong đó, Nhà nước đã ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở KCB, trang thiết bị y tế, nhất là đầu tư cho bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã. Theo đó, đã có 87 trạm y tế từ Dự án hỗ trợ ngành y tế của EU giai đoạn 1, 288 trạm y tế từ Dự án hỗ trợ ngành y tế của EU giai đoạn 2, 58 trạm y tế từ Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giai đoạn 2... được xây dựng trong giai đoạn 2016-2018.

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có thẻ BHYT trong những năm qua luôn đạt tỷ lệ cao, năm 2016 có 91% đồng bào dân tộc có thẻ BHYT; năm 2017 đạt 92,05% và năm 2018 là 93,68%. Ðồng thời, tạo điều kiện cho đồng bào được KCB ở tất cả cơ sở y tế trên địa bàn và được Quỹ BHYT chi trả.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực KCB cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được bảo đảm về số lượng và chất lượng; các cơ sở y tế quân - dân y tích cực KCB cho người dân. Từ năm 2016, đã có 410 trạm y tế, phòng khám quân - dân y, thuộc các xã vùng sâu, vùng xa thực hiện KCB cho người dân; tuyên truyền, vận động người dân xây dựng Làng Văn hóa - sức khỏe, nếp sống vệ sinh khoa học, bài trừ hủ tục, tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, thực hiện Chương trình Dân số, kế hoạch hóa gia đình… Chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách, chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản (kiêm thêm nhiệm vụ cô đỡ thôn, bản) cũng được triển khai thực hiện hiệu quả tại nhiều địa phương, góp phần phát huy vai trò cầu nối giữa y tế xã với người dân.

Trong giai đoạn 2011 - 2018, Ủy ban Dân tộc cũng ban hành các kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, có nội dung lồng ghép tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về KCB, BHYT, dân số...

Nhiều khó khăn cần giải quyết

Theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc, bên cạnh những mặt đạt được, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe và BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Thực tế, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân còn thấp, thiếu cán bộ y tế có chuyên môn sâu, cán bộ người địa phương; cơ sở vật chất y tế ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn thiếu, chưa đồng bộ. Tính đến tháng 7-2018, mới có 9.821 trạm y tế xã (đạt hơn 80% số trạm) đủ điều kiện KCB BHYT. Ðồng thời, kết quả phân tích số liệu điều tra về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số và miền núi cho thấy, có 4.113 trạm y tế xã, trong đó, 2.788 trạm được đầu tư xây dựng kiên cố, còn 1.276 trạm bán kiên cố, cá biệt có 49 trạm chất lượng rất kém, tạm bợ; 2.845 trạm y tế xã có bác sĩ (chiếm 69,2%); tại một số tỉnh có tỷ lệ bác sĩ/trạm y tế rất thấp như: Lai Châu (15,9%), Lào Cai (28,6%), Ðiện Biên (33,9%), Khánh Hòa (23,5%)...; trong tổng số 26.557 nhân viên y tế trạm y tế xã thì có 12,3% là bác sĩ, số còn lại là y tá, điều dưỡng, nữ hộ sinh.

Mặc dù kết quả cấp thẻ BHYT miễn phí đạt tỷ lệ cao, nhưng số lượt người KCB và chất lượng KCB bằng BHYT ở cơ sở đạt thấp, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa thật sự hiệu quả. Năm 2016, tỷ lệ KCB BHYT ở tuyến xã là 21,9%; năm 2017 là 19,9%; năm 2018 là 18,5%. Tương ứng với đó, chi KCB BHYT rất thấp, năm 2016 là 2,5%; năm 2017 và 2018 là 2,6%/năm. Nếu tính cả tuyến huyện, xã, chi KCB BHYT năm 2016 đạt 30,3%; năm 2017, 32,6%; năm 2018, 31%. Trong khi đó, người dân tộc thiểu số chủ yếu KCB tại các tuyến y tế cơ sở. Như vậy, phần lớn chi phí KCB BHYT tuyến cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi không được sử dụng hết phải điều tiết ngược về cho các vùng phát triển, nơi có điều kiện KCB tốt hơn.

Trước thực trạng đó, Ủy ban Dân tộc kiến nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, quyền và lợi ích về KCB cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ðồng thời, đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khám, chữa bệnh theo hướng, quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, dịch vụ KCB cho đồng bào dân tộc thiểu số để người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền được KCB và chính sách theo quy định của Luật BHYT; quy định chính sách hỗ trợ bảo tồn, sử dụng các bài thuốc dân gian, phương pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, KCB chất lượng cao ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Tiếp tục tăng cường bác sĩ về công tác tại bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ bác sĩ là người dân tộc thiểu số để góp phần nâng cao chất lượng KCB cho người dân.

 

Theo báo Nhân Dân

 

 

Các tin khác


Tưng bừng ngày hội tòng quân đất Mường

(HBĐT) - Đúng 7h30 sáng ngày 20/2, 11 huyện, thành phố của tỉnh đã đồng loạt tổ chức lê giao nhận quân, tiễn đưa 1.500 người con ưu tú của quê hương đất Mường lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 

Thu hồi quyết định bổ nhiệm Phó chi cục Quản lý thị trường Bình Định

Ông Hà Lê Hoàng, cán bộ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Bình Định, nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT Bình Định vừa bị thu hồi quyết định bổ nhiệm Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT.

Thiết thực mô hình “Tủ quần áo từ thiện” cho người nghèo ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - "Tủ quần áo từ thiện” là mô hình mang đậm tính nhân văn được xây dựng bởi câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Vì trái tim trẻ thơ và Hội Chữ thập đỏ huyện Yên Thủy. Với phương châm "ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến lấy”, tủ quần áo từ thiện nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo nhân dân, góp phần san sẻ khó khăn với bệnh nhân và người nghèo.

Xin đừng “lạc lối” trên không gian mạng

(HBĐT) - Từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng (ANM) bắt đầu có hiệu lực. Đây sẽ là nền tảng, cơ sở pháp lý thống nhất chung để xử lý những vi phạm cũng như điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên không gian mạng. Thực tế này cho thấy đã đến lúc người tham gia hoạt động trên không gian mạng phải có trách nhiệm hơn trước những hành động, lời nói của mình...

Bộ Y tế khẳng định bệnh tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định, bệnh tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người, do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.

Hà Nội: Tai nạn liên hoàn trên đại lộ Thăng Long, 2 người tử vong

Một vụ tai nạn liên hoàn giữa xe khách, xe tải, xe đầu kéo và một xe máy vừa xảy ra trên đại lộ Thăng Long đoạn chạy qua huyện Thạch Thất, Hà Nội khiến 2 người tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục