(HBĐT) - Năm 2015, khi vừa học xong cấp THPT, anh Bùi Văn Trường, con trai bà Bùi Thị Thảo, thôn Trắng Đá, xã Yên Phú (Lạc Sơn) lấy vợ và quyết định đi làm công nhân ở Thái Nguyên. Một năm sau, chị Bùi Thị Mai cũng theo chồng lên Thái Nguyên làm công nhân cho công ty điện tử. Gần 5 năm nay, hai vợ chồng bỏ 2 con ở nhà cho ông bà nội để đi làm. Bà Thảo cho biết: Đứa đầu được 18 tháng thì vợ chồng nó đi, đứa thứ 2, ông bà cũng phải chăm từ lúc 10 tháng tuổi. Tuy vất vả, nhưng con cái tu chí làm ăn gửi tiền về cho bố mẹ sửa sang được nhà cửa. Ngày các con đi, chỉ có một mái nhà trống giờ đã xây sửa mới, mua được xe máy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt lại có tiền lo cho con, vợ chồng tôi cũng mừng.


Câu chuyện của gia đình bà Bùi Thị Thảo không phải là hiếm ở xã Yên Phú. Diện tích đất ít nên từ nhiều năm nay, Yên Phú được xem là địa phương có số lao động đi làm ăn xa đông nhất nhì trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Đồng chí Bùi Văn Niêm, Trưởng Công an xã Yên Phú cho biết: Chưa có con số thống kê cụ thể qua các năm, nhưng đến thời điểm này, toàn xã có khoảng hơn 400 lao động đăng ký tạm vắng để đi lao động.

Trò chuyện với nhiều gia đình có con đi làm công nhân tại Bắc Ninh, Thái Nguyên được biết, trước đây, người lao động đi làm ở ngoài chủ yếu là lao động tự do, nam làm phụ hồ, nữ làm giúp việc gia đình. Hiện nay, lớp thanh niên ở Yên Phú lựa chọn con đường lao động ở các công ty điện tử, may mặc tại các khu công nghiệp. Một trào lưu mới ở Yên Phú là những cặp vợ chồng trẻ cùng đi làm công nhân. Theo lý giải của người dân, khi cả hai vợ chồng cùng đăng ký một công ty thì càng dễ được tuyển dụng, đồng thời vừa tích cóp được vốn và gìn giữ được gia đình. Có cậu con trai cả mới theo bạn làm công nhân ở khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh 2 tháng nay, anh Bùi Văn Hải, xóm Bợ cho biết: Vào đấy cũng là lao động phổ thông nhưng các con cũng phải thi tuyển, thử tay nghề, làm việc theo dây chuyền và có kỷ luật lao động khắt khe. Như vậy cũng góp phần rèn luyện con người. Lương tháng ổn định, nhiều công ty có nhà ở cho công nhân nên cũng đỡ lo về an ninh, trật tự.


Nhờ có con đi làm công nhân ở Thái Nguyên, kinh tế của gia đình bà Bùi Thị Thảo, xóm Trắng Đá, xã Yên Phú (Lạc Sơn) đã có nhiều cải thiện.

Bên cạnh mặt được, câu chuyện lao động đi làm ăn xa ở Yên Phú cũng có những khoảng trầm. Đó là tình hình thanh niên dính vào tai - tệ nạn xã hội rồi mang về địa phương gây mất an ninh, trật tự. Tháng 6/2019, Công an xã Yên Phú bắt quả tang Bùi Văn Chinh, xóm Trắng Đá về tội buôn bán ma túy. Bố mất sớm, một mình mẹ Chinh nuôi 2 con khôn lớn. Bước vào tuổi thanh niên, Chinh theo bạn bè kiếm việc làm ở Hà Nội, cũng đã lấy vợ, sinh con. Tuy nhiên, sống ở thành phố mấy năm thì Chinh mắc nghiện ma túy, vợ bỏ đi, để lại con gái cho mẹ Chinh nuôi. Từ đó, thay vì làm việc chăm chỉ, Chinh lại bập vào đường dây vận chuyển ma túy lẻ. Nhiều lần từ thành phố về, Chinh mang theo ma túy để bán cho các đối tượng trên địa bàn xã. Ngày 13/6/2019, Bùi Văn Chinh bị Công an xã Yên Phú bắt quả tang tàng trữ 6 gói heroin. Bùi Văn Chinh không phải là trường hợp đáng tiếc duy nhất ở đây. Theo Trưởng Công an xã Yên Phú, tính đến thời điểm hiện tại, xã có 51 đối tượng nghiện và nghi nghiện. Trong đó, hầu hết là những người đi làm ăn xa trở về. Họ chủ yếu là lao động tự do như đi làm sấy ngô ở Sơn La, hái cà phê ở Tây Nguyên hoặc làm phụ hồ ở các thành phố lớn.

Đồng chí Bùi Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Yên Phú cho biết: Thanh niên rời làng đi làm ăn xa cũng mang lại những hiệu quả tích cực cho xã, đời sống người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn thay đổi. Tuy nhiên, mặt trái là nhiều thanh niên không giữ được mình, dính vào tệ nạn ma túy hoặc tình trạng thiếu lao động nông thôn, chỉ có người già chăm sóc trẻ nhỏ. Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã quan tâm chỉ đạo định hướng lao động lựa chọn tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp có lương ổn định, được đóng BHXH và đảm bảo an ninh, trật tự. Ngoài ra, xã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH tổ chức đào tạo nghề để người lao động có cơ hội được tuyển dụng vào công ty, có mức lương đảm bảo. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng tôi mong muốn cấp ủy Đảng, chính quyền huyện có giải pháp phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để người lao động có thể tìm được việc làm tại địa phương.


P.L


Các tin khác


Trang bị kỹ năng giám sát đầu tư cộng đồng cho 45 người dân, cán bộ cơ sở

(HBĐT) - Ngày 23/8, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng tổ chức tập huấn kỹ năng giám sát cộng đồng cho 45 học viên của 7 xã thuộc huyện Lạc Sơn và 2 xã của huyện Mai Châu. Đối tượng là trưởng, phó các đoàn thể của các xã; trưởng ban, phó ban, đại diện nhóm cộng đồng và thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng các xã.

Gần 500 người tham gia Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Sáng 23/8, tại Nhà văn hóa xã Dân Hòa, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Sở LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện và Huyện Đoàn Kỳ Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động thu hút gần 500 người tham gia.

Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

(HBĐT) - Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được triển khai từ năm 2005 đã góp phần giúp người dân cải thiện đời sống, sinh hoạt, nhất là vùng nông thôn. Từ cuối tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tăng mức cho vay tối đa đối với chương trình từ 6 triệu đồng/công trình lên 10 triệu đồng/công trình (mỗi hộ được vay xây dựng 2 công trình), đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dân.

Công đoàn huyện Lạc Sơn chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên và người lao động

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Công đoàn tỉnh nhiệm kỳ 2018 - 2023, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền các cấp, thời gian qua, công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện Lạc Sơn luôn được quan tâm, đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nữ hành khách mắng xối xả nhân viên hàng không là cán bộ công an

Bà Lê Thị Hiền là cán bộ công tác tại Công an quận Đống Đa - Hà Nội, đã có thái độ chống đối, mắng xối xả nhân viên hàng không, làm náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Bị tạt acid vào mặt, nạn nhân có nguy cơ hỏng cả 2 mắt

(HBĐT) - Vào hồi 21h ngày 18/8/2019, tại cơ quan CSĐT, Công an huyện Cao Phong tiếp nhận tin báo về việc tại Trạm dừng nghỉ Như Ngọc 358 (thuộc địa phận phố Bằng, xã Tây Phong, huyện Cao Phong), chị Bùi Thị Nhâm, SN 1982, trú tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đang làm việc tại khu vực bếp của Trạm thì bị 1 đối tượng nam giới cao khoảng 1,65m, nặng 53 kg (chưa xác định được danh tính, địa chỉ) dùng cốc đựng acid tạt vào vùng mặt dẫn đến thương tích nặng vùng mặt. Sau khi thực hiện hành vi trên, đối tượng bỏ chạy ra hướng quốc lộ 6, cởi bỏ lại chiếc áo phông cộc tay màu xanh đen tại hiện trường. Trên phần thân áo phía trước có nhiều vết rách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục