(HBĐT) - Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được triển khai từ năm 2005 đã góp phần giúp người dân cải thiện đời sống, sinh hoạt, nhất là vùng nông thôn. Từ cuối tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tăng mức cho vay tối đa đối với chương trình từ 6 triệu đồng/công trình lên 10 triệu đồng/công trình (mỗi hộ được vay xây dựng 2 công trình), đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dân.


Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình bà Bùi Thị Lý ở xóm Đảy, xã Yên Lập (Cao Phong) đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Với nguồn vốn vay NS&VSMT nông thôn, đã có hàng nghìn hộ đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình nước sạch, công trình vệ sinh bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về NS&VSMT. Những công trình đã góp phần quan trọng cải tạo chất lượng VSMT nông thôn, bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Đối tượng cho vay không bó hẹp trong hộ nghèo, hộ chính sách mà mọi hộ dân có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại khu vực nông thôn chưa có công trình NS&VSMT hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia được UBND cấp xã xác nhận, nếu có nhu cầu đều được vay.

Bà Bùi Thị Lý ở xóm Đảy, xã Yên Lập (Cao Phong) cho biết: Trước đây, các hộ dân ở khu vực này chủ yếu sử dụng nước giếng khoan và nước suối; để có nước ăn uống, đun nấu, gia đình tôi phải hứng nước mưa, dùng tiết kiệm mới đủ sinh hoạt. Thông qua Hội Nông dân, gia đình tôi được tiếp cận nguồn vốn đầu tư cải tạo hệ thống nước sinh hoạt, xây nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn phục vụ cuộc sống.

Quá trình triển khai thực hiện chương trình tín dụng NS&VSMT nông thôn, NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, chính quyền địa phương, hội, đoàn thể tích cực triển khai đến các hộ dân có nhu cầu vay vốn sử dụng nước sạch và xây dựng khu vệ sinh hợp tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Hầu hết các hộ vay đều sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích. Chất lượng cho vay, công tác thu nợ, thu lãi được thực hiện bảo đảm. 

Đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Đây là chương trình có dư nợ lớn thứ 4 trong 20 chương trình tín dụng ưu đãi đang thực hiện trên địa bàn tỉnh. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, chương trình tín dụng NS&VSMT góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống và vệ sinh môi trường nông thôn cho người dân, tích cực tham gia tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Đến hết tháng 7, toàn tỉnh có 3.650 lượt hộ khách hàng vay vốn chương trình với doanh số cho vay đạt trên 66 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ toàn tỉnh đạt trên 433 tỷ đồng với 35.714 hộ còn dư nợ. Từ nguồn vốn này, từ đầu năm đến nay, các hộ đã đầu tư xây dựng 7.969 công trình nước sạch và vệ sinh như bể chứa nước, bể lọc nước, giếng khoan, nhà tắm, nhà vệ sinh tự hoại. 

Theo số liệu của Sở NN&PTNT, trong năm 2018, toàn tỉnh có thêm 6,7 nghìn hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 91,5%. Đồng thời, trong năm có thêm 6 nghìn hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh lên 70%.

Đi đôi với đó, công tác bảo vệ môi trường luôn được các huyện, thành phố quan tâm thực hiện với nhiều hình thức; phong trào "Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh” tại các xã, thôn, xóm được triển khai ngày càng tích cực, hiệu quả. Bằng nguồn vốn lồng ghép, các địa phương đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây mới các công trình nước sinh hoạt và công trình xử lý môi trường, mô hình cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 87/191 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình bà Bùi Thị Lý ở xóm Đảy, xã Yên Lập (Cao Phong) đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh nâng cao chất lượng cuộc sống. 


                            Đinh Thắng

Các tin khác


Sát hạch cấp giấy phép lái xe: “Nhập nhèm” tuyển sinh và sử dụng giáo viên

Sau hơn 1 tháng tiến hành thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ, Đoàn thanh tra Bộ GTVT đã kiểm tra 25 đơn vị của 6 địa phương đã phát hiện nhiều sai phạm. Điều này cho thấy khâu đào tạo sát hạch lái xe ở nhiều địa phương chưa được kiểm soát gắt gao.

Lãnh đạo tỉnh thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên địa bàn huyện Lạc Sơn, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh và các đơn vị chức năng đã xuống hiện trường nắm bắt tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục vụ tai nạn. Đồng thời, thăm hỏi, động viên những nạn nhân bị thương và trao tiền hỗ trợ cho các nạn nhân của vụ tai nạn. Theo đó, mỗi nạn nhân tử vong sẽ được hỗ trợ 5 triệu đồng và các nạn nhân bị thương sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/người.

Sau cuộc điện thoại của "lãnh đạo", tài khoản bay hàng chục triệu đồng

Nhiều nữ giáo viên ở Quảng Trị bị đối tượng lạ gọi điện thoại giả danh là lãnh đạo, thanh tra tỉnh để uy hiếp, lấy số tài khoản ATM, mật khẩu, mã xác thực của ngân hàng dùng trong giao dịch trực tuyến để chiếm đoạt tài sản...

Cảnh giác với tin tức giả trên mạng xã hội

(HBĐT) - Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Tập đoàn Bkav cho thấy: 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả trên facebook, trong đó, 40% là nạn nhân hàng ngày. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các trang mạng xã hội (MXH), tình trạng tin tức giả cũng tràn ngập, đòi hỏi người dùng MXH phải đề cao cảnh giác khi tiếp cận thông tin.


Huyện Lạc Thủy vẫn “nóng” tình trạng sinh con thứ 3

(HBĐT) - Nhiều năm liên tiếp, Lạc Thủy nằm trong "top” đầu các huyện, thành phố của tỉnh có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao. Trong 7 tháng năm nay, huyện đã có 81 trẻ sinh ra là con thứ 3, chiếm 18,4% (tổng số trẻ sinh là 440 trẻ). Đáng nói, tình trạng sinh con thứ 3 xảy ra cả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. 15/15 xã, thị trấn của huyện đều có trường hợp sinh con thứ 3. Sinh con thứ 3 đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp tại huyện Lạc Thủy.

200 người được tập huấn công tác phòng, chống tệ nạn xã hội

(HBĐT) - Ngày 20/8, tại TP Hòa Bình, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức tuyên truyền, tập huấn công tác phòng, chống tệ nạn xã hội (TNXH), mại dâm cho 200 người là công an viên, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ các thôn, xóm của 5 huyện: Mai Châu, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn và TP Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục