(HBĐT) - Những dự án chậm tiến độ, dự án "treo” đang cản trở sự phát triển, làm lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất, đời sống của Nhân dân và môi trường đầu tư của tỉnh.



Công ty TNHH MTV D&G Hòa Bình được giao 200 ha đất trên địa bàn xóm Ong, xã Nam Phong (Cao Phong) nhưng đã nhiều năm không triển khai.

Dự án du lịch sinh thái "nắn” suối vào nhà dân

Dự án khu du lịch sinh thái đa năng hồ Dè - núi Đúng thuộc phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) của Công ty CP TM&DV du lịch Thiên Anh được cấp phép đầu tư từ năm 2006, với diện tích 13 ha, thuộc khu vực "đắc địa", sơn thủy hữu tình, được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn về cảnh quan, du lịch, mang lại diện mạo mới cho khu vực. Tuy nhiên, đến nay, dự án đã dừng không triển khai, các phần việc dang dở ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, cuộc sống, khiến người dân bức xúc. Đưa chúng tôi khảo sát dòng suối Đúng, ông Nguyễn Văn Côn, tổ 8, phường Hữu Nghị than thở: Hồ Dè mộng mơ êm đềm, toàn cây rong, hoa súng nay chẳng còn đâu, cảnh quan đã bị phá vỡ hoàn toàn, chỉ còn những ám ảnh mưa lũ mỗi khi mùa mưa tới. Từ khi nhà đầu tư tiến hành san gạt, cải tạo, dòng suối Đúng bị co hẹp, nước từ xóm Máy, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đổ dồn về, nước dâng cuồn cuộn không kịp thoát, nhiều nhà dân bị ngập, tường vỡ, hư hỏng nặng. Bí thư Chi bộ tổ 8 Nguyễn Đại Tuyết, phường Hữu Nghị cho biết: Từ khi được cấp phép đến nay, dự án đã được 16 năm triển khai. Thực tế cho thấy, nhà đầu tư không đủ năng lực triển khai. Quá trình thi công, san gạt, đắp, nắn dòng suối Đúng, hàng năm, 11 hộ trong tổ luôn trong tình trạng ngập úng, điều trước đây chưa bao giờ xảy ra, nhà cửa bị đánh bay. Cuộc sống nhiều hộ dân luôn trong tình trạng bất an. Bà con đã kiến nghị tại nhiều kỳ họp HĐND phường để có giải pháp xử lý, trả lại dòng suối như ban đầu, tuy nhiên chưa thấy có động thái gì. Khi có doanh nghiệp vào đầu tư, người dân cũng hy vọng hỗ trợ đầu tư, cải tạo đường giao thông, điện nhưng không có, quá trình phối hợp giải phóng mặt bằng (GPMB) cũng không tốt nên mới giải phóng được khoảng 80% diện tích dự án. Nhiều năm nay, doanh nghiệp chưa có động thái triển khai dự án, lãng phí đất đai, phá vỡ cảnh quan. 

Sớm trả đất rừng cho người dân yên tâm sản xuất

Dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH MTV D&G Hòa Bình (Công ty D&G) được cấp phép từ 13 - 14 năm trước, với diện tích hàng nghìn ha trên địa bàn nhiều xã của huyện Cao Phong đã được xác định không triển khai, trong khi đó, người dân hàng ngày vẫn phải sản xuất, canh tác để cải thiện cuộc sống, gây tâm lý không thoải mái, nặng nề cho người dân, ảnh hưởng lớn đến phát triển của địa phương. Ông Bùi Quang Phục, Bí thư chi bộ xóm Ong, xã Nam Phong cho biết: Công ty D&G được giao 200 ha đất trên địa bàn xóm để triển khai trồng rừng từ năm 2009. Tuy nhiên, diện tích đất giao lại trồng lấn khoảng 70 ha đất của người dân đang sử dụng, phần còn lại là diện tích đất công. Thời gian đầu, công ty cũng trồng cây nhưng chẳng sống cây nào. Nhiều năm nay, công ty không có hoạt động gì. Nhiều hộ dân trong xóm đã trồng keo và đã khai thác, hiện cây keo của người dân đã được 2 năm tuổi.
Tìm hiểu được biết, đầu năm 2009, Công ty D&G được UBND tỉnh quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu cây lâm nghiệp, quá trình thực hiện chỉ trồng được rất ít diện tích. Theo người dân, đến nay không còn sản phẩm cây của Công ty D&G. Bí thư Đảng ủy xã Hợp Phong Bùi Đức Thuận cho biết: Công ty D&G được giao đất trồng rừng với diện tích gần 800 ha, tập trung ở khu vực suối Nhạ, xóm Nhõi, chiếm khoảng 1/4 tổng diện tích của xã Xuân Phong (cũ), còn lại ở xã Đông Phong (cũ) với khoảng 20 ha. Quá trình thực hiện đã trồng được 3 đợt, tuy nhiên, không còn cây nào sống cả. Hiện, diện tích đất vẫn do công ty quản lý. Trong khi đó, công ty không có hoạt động gì. Xã cũng đã định hướng để bà con quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Người dân vẫn làm tốt công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, tạo nguồn sinh thủy cho hồ Cạn Thượng, dù không nhận được bất kỳ một đồng tiền phí bảo vệ môi trường rừng. Cử tri địa phương đã rất nhiều lần đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý dứt điểm, thu hồi dự án của Công ty D&G giao đất lại cho người dân để người dân yên tâm sản xuất, quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời chi trả phí bảo vệ môi trường. 

Chung Lê

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục