Theo báo cáo của UBND huyện Cao Phong, do hiện tượng bất thường của thiên tai, khoảng 15h ngày 20/1/2024, trên địa bàn xã Nam Phong đã xảy ra sụt lún tại đường liên xã Nam Phong đi xã Dũng Phong. Hố sụt dài khoảng 30 m; chiều rộng khoảng 7 m; vị trí hố sụt điểm sâu nhất khoảng 5 m; thiệt hại về đường giao thông khoảng 100 triệu đồng. Có 10 gia đình bị thiệt hại về nhà ở (nứt tường), trong đó xóm Nam Thái, xã Nam Phong 2 nhà; Phố Bằng, xã Tây Phong 8 nhà.


UBND huyện Cao Phong đã xử lý tạm thời hố sụt để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân.

UBND huyện Cao Phong đã phân công cán bộ trực tiếp xuống hiện trường điểm sụt lún, phối hợp UBND xã Nam Phong, Tây Phong chỉ huy ứng phó các tình huống có thể xảy ra; huy động các lực lượng công an, quân sự trực ban 24/24 h tại điểm sụt lún. Khuyến cáo các hộ dân có nhà xuất hiện vết nứt di chuyển sang khu vực an toàn. Giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan khắc phục tạm thời tuyến đường để người dân đi lại trong dịp Tết; phối hợp đơn vị khảo sát địa chất và kiểm định chất lượng công trình đề xuất giải pháp khắc phục; xác định giá trị thiệt hại do tình trạng sụt lún gây ra.

Cùng với xử lý tạm thời hố sụt để đảm bảo giao thông bước đầu, huyện Cao Phong đã báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét giao cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thực hiện khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của điểm sụt lún làm căn cứ công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai. UBND huyện Cao Phong đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn mời đơn vị tư vấn khảo sát địa chất, tìm nguyên nhân để đưa ra phương án khắc phục. 

Trên cơ sở báo cáo của UBND huyện, ngày 15/2, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 1264/VPUBND-KTN giao Sở NN&PTNT - cơ quan Thường trực Phòng, chống thiên tai tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất biện pháp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.


L.C

Các tin khác


Người dân trở lại sau Tết, cầu Rạch Miễu kẹt cứng

Chiều 13/2 (mùng 4 Tết), dòng người và phương tiện từ các tỉnh miền Tây như Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long… nối đuôi nhau, nhích từng chút một qua cầu Rạch Miễu để sang phía bờ Tiền Giang, đổ về các tỉnh miền Đông.

Cháy chợ trung tâm huyện Yên Thủy

Khoảng 13h ngày 13/2 (mùng 4 Tết), người dân phát hiện ngọn lửa và khói bốc lên từ chợ trung tâm huyện Yên Thủy thuộc khu Thắng Lợi, thị trấn Hàng Trạm.

Mang Tết đến công nhân lao động

Tết Nguyên đán là khoảng thời gian công nhân lao động (CNLĐ) được nghỉ ngơi, sum vầy bên gia đình. Để không khí Tết trọn vẹn, đủ đầy hơn, các cấp Công đoàn trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết cho CNLĐ, trong đó đặc biệt quan tâm tới lao động hoàn cảnh khó khăn. Những việc làm thiết thực thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của các cấp Công đoàn và xã hội đối với CNLĐ khi Tết đến, xuân về.

Người dân nô nức du xuân

Ngay từ sáng sớm những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, người dân và du khách khắp nơi đã đổ về trung tâm thành phố Hoà Bình du xuân. Các điểm như Tượng đài Bác Hồ, chùa Hòa Bình Phật Quang, phố đi bộ... cùng các điểm "check-in” quen thuộc mọi năm, đặc biệt là Quảng trường Hòa Bình thu hút đông đảo người dân.

Nét xưa trong lòng phố thị

Trong lòng phố thị nhộn nhịp, đa sắc màu vẫn bắt gặp những quán xá với phong cách, "ngôn ngữ” thiết kế xưa cũ nhưng lại rất đỗi cuốn hút. Có những không gian tràn ngập hình ảnh, kỷ vật về thời bao cấp đã chạm đến những ký ức đầy hoài niệm của những người "cũ”, cũng như khơi sự tò mò, hiếu kỳ đối với người trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục