Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho biết, cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh lương hưu. Tiền lương của công chức, viên chức khi cải cách tăng 23,5%, ít nhất lương hưu phải tăng 15%.


Bộ trưởng LĐTBXH nhấn mạnh, toàn ngành, toàn hệ thống tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết 42 của Trung ương về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội.


Các điểm chi trả lương hưu luôn được các điểm chi trả thực hiện theo đúng quy định.

"Tới đây, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc với các địa phương để quán triệt, triển khai, hướng dẫn giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42. Năm nay, toàn ngành phải tập trung cao độ cho việc xây dựng thể chế, kiên quyết không để xảy ra tình trạng nợ đọng, chậm văn bản", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, năm 2024 và những năm tới, toàn ngành tập trung xây dựng, hoàn thiện thị trường lao động, khắc phục những vấn đề khó khăn, tồn tại. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới các khu công nghiệp, khu chế suất, quan tâm những lĩnh vực, ngành nghề mới.

Việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội khi được thông qua tạo sự thông thoáng, hiệu quả, làm nền tảng chuẩn bị tốt nhất cho Luật Việc làm sửa đổi. Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, đặc biệt quan tâm chăm lo tới đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, trẻ em...

"Năm 2024, khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh chính sách lương hưu theo tinh thần "không để người hưu trí rơi vào khó khăn, thiệt thòi hơn khi cải cách. Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi. Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu phải tăng 15%”, Bộ trưởng đề nghị.

Bên cạnh đó, khi thực hiện cải cách tiền lương, người có công trước năm 1995 sẽ được giải quyết chế độ ở mức cao nhất, bảo đảm những người hưởng chế độ này không bị thiệt thòi. Sau cải cách tiền lương, người có công sẽ hưởng mức cao hơn bình quân.

Tiếp đó, phấn đấu nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 750.000 đồng, mức chuẩn tối thiểu phải bằng 50% hộ nghèo nông thôn. Mức chuẩn trợ cấp hiện nay chỉ 360.000 đồng là quá thấp", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu bài toán.

Theo TTXVN

Các tin khác


Người dân nô nức du xuân

Ngay từ sáng sớm những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, người dân và du khách khắp nơi đã đổ về trung tâm thành phố Hoà Bình du xuân. Các điểm như Tượng đài Bác Hồ, chùa Hòa Bình Phật Quang, phố đi bộ... cùng các điểm "check-in” quen thuộc mọi năm, đặc biệt là Quảng trường Hòa Bình thu hút đông đảo người dân.

Nét xưa trong lòng phố thị

Trong lòng phố thị nhộn nhịp, đa sắc màu vẫn bắt gặp những quán xá với phong cách, "ngôn ngữ” thiết kế xưa cũ nhưng lại rất đỗi cuốn hút. Có những không gian tràn ngập hình ảnh, kỷ vật về thời bao cấp đã chạm đến những ký ức đầy hoài niệm của những người "cũ”, cũng như khơi sự tò mò, hiếu kỳ đối với người trẻ.

Xuân về trên vùng cao Đà Bắc

Khi sắc Xuân tràn ngập khắp bản làng, hoa đào khoe sắc bên những nếp nhà, người dân vùng cao Đà Bắc gác lại những bộn bề của cuộc sống để tận hưởng không khí mùa Xuân, mong ước năm mới khởi sắc với nhiều niềm vui, cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.

Sức sống của “Làng bộ đội” trên quê hương Hòa Bình

Đến nay, dù đã trải qua 15 năm nhưng các công trình hạ tầng nông thôn như đường làng, ngõ xóm, công trình nước sạch... ở xóm Bãi Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) vẫn còn vẹn nguyên dấu ấn của "Làng bộ đội” khi xưa...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục