Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp tại một số xã của huyện Lương Sơn, với trên 790 ha lúa, hoa màu, cây lâm nghiệp bị thiệt hại. Cấp uỷ, chính quyền các cấp trong huyện đã và đang triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân, khôi phục sản xuất.


Người dân thôn Vệ An, xã Thanh Cao (Lương Sơn) vớt lúa bị ngập nhưng đã bị thối, hỏng. 

Hơn nửa tháng qua, trên 25 ha lúa đến độ thu hoạch của người dân thôn Vệ An, xã Thanh Cao (Lương Sơn) vẫn chìm trong mêng mông nước. Xót xa những bông lúa đang chìm sâu dưới nước, ông Thanh, người dân thôn Vệ An dắt xe đạp lần theo con đường nội đồng (nước ngập trên đầu gối) ra khu vực ruộng của gia đình để vớt lúa kiểm tra. Ông buồn bã vì lúa đã hỏng, đành mang thử về 1 bó xem còn vớt vát cho gà ăn được không. 

Cũng ở thôn Vệ An, gia đình bà Đỗ Thị Lựu cấy 4 sào lúa, những năm trước cho thu hoạch cả tấn thóc. Thế nhưng vụ này, cả cuổi sáng bà chỉ vớt được vài ôm lúa ướt sũng, nhiều hạt đã thối. Nước ngập sâu kéo dài, gia đình bà Lựu và hàng chục hộ khác ở thôn Vệ An vụ này có cấy nhưng không có thu. Bà Lựu chia sẻ: Mọi năm, nước chỉ ngập lướt qua rồi rút, lúa không bị thiệt hại nhiều. Đợt này ngập nặng nhất, cả đường đi vào khu dân cư cũng bị ngập, đến ngày 24/9 vẫn còn có hộ phải dùng thuyền để di chuyển. Gia đình tôi chủ yếu cấy lúa nên mất trắng như này rất khó khăn. Mong các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ.

Trên cánh đồng lúa thôn Vệ An, đa số lúa đã chìm sâu trong nước, còn một số diện tích nhô lên bà con tranh thủ cắt về làm thức ăn chăn nuôi. Đồng chí Phạm Văn Canh, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Cao thông tin: Ngoài thôn Vệ An, trên địa bàn xã còn nhiều diện tích lúa ở các thôn khác cũng bị thiệt hại như: Quyền Chương, Sấu Hạ, Bá Lam, Đa Sỹ, Xuân Dương với tổng diện tích 105 ha. Lúa bị ngập kéo dài đúng thời điểm đang vào chắc hạt nên bị hỏng hoàn toàn. Tại một số thôn, việc đi lại của người dân cũng còn rất khó khăn.

Theo thống kê của UBND huyện Lương Sơn, ngoài xã Thanh Cao, trên địa bàn huyện còn một số xã bị thiệt hại nặng về lúa như: Nhuận Trạch (55,7 ha), Lâm Sơn (5,5 ha), Cao Sơn (hơn 14 ha), Cư Yên (hơn 16 ha), Liên Sơn (hơn 67 ha), Thanh Sơn (hơn 26 ha), đặc biệt là xã Cao Dương (hơn 290 ha). Bão số 3 còn làm thiệt hại gần 152 ha hoa màu, trên 252 ha cây lâm nghiệp. Trước những thiệt hại nặng nề, người dân mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời để sớm khôi phục sản xuất.

Đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các xã rà soát tất cả thiệt hại về hoa màu, vật nuôi. Trên cơ sở đó, huyện sẽ tổng hợp, báo cáo, trình cấp thẩm quyền để hỗ trợ, đảm bảo đúng đối tượng và kịp thời. Đối với những diện tích lúa bị ngập sâu không thể thu hoạch, huyện đang rà soát và đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể để hỗ trợ người dân.


Viết Đào

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Mưa lớn phải di dời 17 hộ dân và ngập úng nhiều hoa màu

Đợt mưa lớn vừa qua đã gây ngập úng, sạt lở và nguy cơ sạt lở tại một số khu dân cư, tuyến đường. Huyện Yên Thủy đã sơ tán 17 hộ dân tại các khu vực nguy cơ sạt lở cao, ngập úng đến khu vực an toàn: xã hữu Lợi 5 hộ, xã Lạc Thịnh 3 hộ, xã Đoàn Kết 6 hộ, xã Ngọc Lương 1 hộ, xã Lạc Lương 2 hộ.  

Tuổi trẻ xã Thành Sơn xung kích, tình nguyện vì cộng đồng

Thời gian qua, Đoàn Thanh niên xã Thành Sơn (Mai Châu) quan tâm phát động các phong trào thi đua và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, thể hiện tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ đối với các hoạt động xã hội, góp sức trẻ xây dựng quê hương.

Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh: Vì lợi ích đoàn viên, người lao động

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn là sợi dây kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động (NLĐ). Thời gian qua, Công đoàn các Khu công nghiệp (CĐCKCN) tỉnh chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở. Qua đó không chỉ tạo mối quan hệ lao động ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp mà còn củng cố lòng tin của NLĐ, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.

Xã Phú Cường từng bước cải thiện đời sống đồng bào dân tộc

Phú Cường (Tân Lạc) là xã đặc biệt khó khăn. Xã hiện có gần 7.900 nhân khẩu, trong đó 98% là người dân tộc Mường. Những năm qua, Đảng, Nhà nước, địa phương luôn quan tâm, chăm lo cuộc sống của người dân. Nhờ vậy, đời sống đồng bào dân tộc từng bước được nâng cao.

Huyện Mai Châu khẩn cấp di dời 35 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm về sạt lở

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) huyện Mai Châu, vào trưa 23/9, sau khi phát hiện tại khu vực đồi luồng phía sau nhà một số hộ dân xóm Thanh Mai, xã Vạn Mai có điểm sạt lở đất vào nhà các hộ dân, Ban quản lý xóm đã báo cáo UBND xã để tiến hành kiểm tra, xem xét.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thăm hỏi, hỗ trợ 43 hộ dân tại phường Thống Nhất

Sáng 23/9, tại nhà văn hóa tổ 1, phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh do đồng chí Sùng A Chênh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh làm trưởng đoàn đã đến hỏi thăm, động viên, hỗ trợ 43 hộ gia đình thuộc tổ 1, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục