(HBĐT) - Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, chị Bùi Thị Thủy, xóm Trung, xã Bình Cảng (Lạc Sơn) đã mạnh dạn khởi nghiệp và đạt được thành công trên chính mảnh đất vốn cằn cỗi, trở thành tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi của xã, huyện.


Làcán bộ xã công tác trong ngành Dân số đầy nhiệt huyết, chị Thủyluôn hết mình vớicông việc, không quản ngại khó khăn. Tuy nhiên,mức lương từ công việc hiện tại chỉ đủ để chi tiêu cho những khoản thiết yếu trong cuộc sống gia đình,chị Thuỷ quyết tâm lựa chọn con đườngphát triển kinh tế, làm giàu cho gia đìnhvà góp phần giúp đỡ các hộ khác ở địa phương cùng đi lên.

Nhận thấy điều kiện tự nhiên ở quê hương có nhiều thế mạnh để phát triển chăn nuôi, năm 2014, chị mạnh dạn vay vốn đầu tư xây chuồng nuôi gà và nhập gà giống. Vì chưa nắm vững kỹ thuật, lứa gà đầu tiên cho năng suất không cao do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Không nản lòng, chị tự tìm tòi, đến các địa phương ngoài tỉnh để học hỏi.

"Tôi phát hiện ở những vùng đồi núi, người ta đầu tư mở trang trại nuôi gà để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và ít bị dịch bệnh. Điều này rất phù hợp với địa hình, thời tiết ở Bình Cảng, tôi tập trung vào học tập kỹ thuật chăn nuôi gà để về quê mở trang trại" - chị Thuỷ cho biết.


Đàn gà trên 3.000 con đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình chị Bùi Thị Thủy, xóm Trung, xã Bình Cảng (Lạc Sơn).

Nghĩ là làm, với số vốn gần 100 triệu đồng, chị Thuỷ cùng gia đình thống nhất tiếp tục đầu tư nuôi gà theo quy mô trang trại, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, chị tham gia trở thành thành viên của HTX Dịch vụ nông nghiệp Huy Tuấn. Nhờ đó, chị được các thành viên trong HTX giúp đỡ về kỹ thuật chăn nuôi, thú y. Được tư vấn, hỗ trợ sử dụng những loại thức ăn tốt giúp phát triển toàn diện cho đàn gà, đồng thời được kết nối, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ngay lứa gà thử nghiệm đầu tiên với trên 200 con đã mang lại hiệu quả. Chị mở rộng quy mô chuồng trại để nuôi gà với số lượng lớn. Giống gà được lựa chọn là gà Lượng Huệ chống chọi tốt với dịch bệnh, chất lượng thịt cao.

Ngoài thức ăn là lúa, ngô, chị Thuỷ tận dụng các loại rau trộn với cám để làm thức ăn cho gà. Nhờ vậy, đàn gà phát triển tốt, chất lượng thịt được thị trường ưa chuộng. "Cứ 3 - 4 tháng là gà có thể xuất bán, mỗi con khi xuất nặng trung bình khoảng 1,7 kg. Sau khi trừ các chi phí, trung bình mỗi năm tôi thu về khoảng trên 170 triệu đồng. Từ vài trăm con, đến nay, đàn gà của gia đình tôi đã mở rộng lên trên 3.000 con các loại, mỗi năm xuất từ 2 - 3 lứa” – chị Thuỷ chia sẻ.

Tuy tuổi đời còn khá trẻ, nhưng chị Bùi Thị Thủy là người dám nghĩ dám làm, biết tận dụng những điều kiện sẵn có ở địa phương kết hợp với hướng đi sáng tạo để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cuộc sống gia đình chị nay đã khấm khá hơn, từ chỗ đủ ăn đủ mặc, anh chị có thêm phần dư giả để lo cho con cái học hành, phụng dưỡng bố mẹ. Với thành công của mình, chị còn là một tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi của xã,huyện.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ các hộ trong vùng để cùng phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo và làm giàu bền vững. Mô hình nuôi gà Lượng Huệ của gia đình chị đã đem lại thành công và nguồn thu nhập ổn định,đáng nói là gia đình chị đã mạnh dạn du nhập và nuôi thành công giống gà Lượng Huệ thả vườn với quy mô lớn trên địa bàn. Đây là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở xã Bình Cảng nói riêng và toàn huyện Lạc Sơn nói chung. Qua đây, giúp nhiều hộ dân tìm cho mình một hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai củatừng gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.


Thu Hằng


Các tin khác


Chàng võ sư trẻ và cuộc hành trình khởi nghiệp từ những thất bại

(HBĐT)-Có thể bây giờ nhiều người còn chưa nghe đến loại rượu "Trúc Sơn tửu”. Nhưng có lẽ, trong một tương lai không xa đây sẽ trở thành một sản phẩm mang tính đặc trưng, tiêu biểu của huyện vùng cao Đà Bắc... Nó là sản phẩm được kết tinh từ cái tâm, cái chí của chàng võ sư trẻ Ngô Bách Nhật trên con đường khởi nghiệp nơi vùng quê nghèo còn nhiều gian khó...

Người tạo dựng, đưa thương hiệu “Cà gai leo Yên Thủy” vươn xa

(HBĐT) - Chưa đến 4 năm kể từ khi đặt những bầu giống đầu tiên, vùng dược liệu cà gai leo của huyện Yên Thủy đã tăng lên hàng trăm ha. Cà gai leo được trồng đến đâu, hướng sinh kế của nông dân được mở ra, trở thành "cứu cánh” của người nghèo. Cà gai leo Yên Thủy còn đạt được dấu mốc tự hào: không chỉ vững vàng vị thế trên thị trường nội địa mà đã có mặt tại 3 thị trường ngoài nước gồm Nga, Trung Quốc, Thái Lan. Người có công tạo dựng thương hiệu và đưa dược liệu cà gai leo Yên Thủy vươn xa là anh Bùi Quý Hợi (sinh năm 1983), Giám đốc HTX nông - lâm nghiệp Bảo Hiệu.

Chiến sỹ dân quân khởi nghiệp từ 200 gốc bưởi

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nông trường 2/9 Hòa Bình, nay là Công ty TNHH MTV 2/9 Hòa Bình, sau nhiều năm bôn ba làm ăn trong Nam, ngoài Bắc, năm 2006, anh Tạ Hữu Hậu trở về làm công nhân nông trường, tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ đơn vị.

Khởi nghiệp từ đam mê lan rừng

(HBĐT) - Với niềm đam mê lan rừng, cách đây 8 năm, từ người làm nghề sửa xe máy và buôn bán xe máy cũ, anh Hoàng Ngọc Định ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đã bỏ công việc gắn bó với mình, quyết định rẽ hướng khởi nghiệp trồng hoa lan.

Chàng thanh niên thành công với mô hình gia công may mặc

(HBĐT) - Chưa từng tham gia các lớp học về may mặc, bản thân còn khá xa lạ với chiếc máy khâu. Tuy nhiên do chịu khó học hỏi, tìm tòi, anh Đinh Thành Hân ở xóm Đồng Mai, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã thành công với mô hình xưởng may gia công quần áo. Qua đó nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Mật ong Thành An – bước khởi đầu xây dựng sản phẩm đặc trưng

(HBĐT) - Với lợi thế diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân bản địa có kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Mỹ Thành, Lạc Sơn đã chỉ đạo và xây dựng thành công thương hiệu mật ong Thành An làm sản phẩm đặc trưng của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục