(HBĐT) - Đồng hành hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) để thắp sáng tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, Đoàn phường Trung Minh (TP Hòa Bình) đã thực hiện đa dạng, phong phú các hoạt động nhằm phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của thanh niên trong thi đua lao động sản xuất. Qua đó góp sức trẻ xây dựng quê hương giàu đẹp, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.
Từ sự hỗ trợ của Đoàn phường Trung Minh (TP Hòa Bình), mô hình chăn nuôi dê sinh sản của anh Trần Viết Kiên, tổ dân phố Chu phát triển hiệu quả.
Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với anh Trần Viết Kiên, chi đoàn tổ dân phố Chu, phường Trung Minh là sự nhiệt huyết, năng động của tuổi trẻ. Không chỉ phát triển thành công mô hình gia trại tổng hợp, anh Kiên còn cần cù, chịu khó tham gia làm việc tại doanh nghiệp trên địa bàn để nâng cao thu nhập. Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, năm 2020, anh Kiên được Đoàn phường lựa chọn hỗ trợ làm điểm mô hình chăn nuôi dê sinh sản, kinh phí được trích từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, gia đình anh được hỗ trợ 10 con dê giống với tổng kinh phí khoảng 35 triệu đồng. Để đáp ứng được các tiêu chí đề ra, anh Kiên bỏ vốn gần 10 triệu đồng để quy hoạch khu vực chăn nuôi, xây dựng hệ thống chuồng trại và tạo nguồn thức ăn cho vật nuôi.
Anh Kiên chia sẻ: "Quá trình bắt tay vào phát triển mô hình nuôi dê sinh sản, tôi tích cực học hỏi kinh nghiệm từ sách, báo để ứng dụng vào quá trình chăn nuôi; đảm bảo kỹ thuật để phòng trừ các dịch bệnh phổ biến như tụ huyết trùng, lở mồm long móng… Hiện nay, tổng đàn dê của gia đình đã phát triển được 22 con, trong đó có 8 con dê mẹ. Dự kiến mỗi năm đàn dê sinh sản 2 lứa, giá thành dao động từ 2,5 - 5 triệu đồng/con tuỳ theo cân nặng".
Để phong trào thi đua khởi nghiệp sáng tạo thực sự lan toả và thực hiện có hiệu quả, Đoàn phường tích cực tuyên truyền, vận động ĐVTN hăng hái thi đua lao động sản xuất, tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT. Theo đó, đã có 10 ĐVTN được tham gia các lớp học may, sữa chữa máy móc nông nghiệp, 4 ĐVTN được tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH với tổng nguồn vốn 200 triệu đồng. Từ các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, theo rà soát, toàn phường hiện có trên 10 thanh niên làm kinh tế giỏi ở nhiều ngành nghề kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại… Các mô hình kinh tế phát triển hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập hộ gia đình, giải quyết nguồn lao động, khích lệ tinh thần khởi nghiệp trong ĐVTN trên địa bàn.
Vấn đề đặt ra đối với phong trào khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương là số thanh niên đi làm xa tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn và các vùng lân cận chiếm khoảng 60% tổng số ĐVTN. Tâm lý một số thanh niên còn e dè, chưa mạnh dạn, hăng hái trong thi đua lao động sản xuất. Nhiều mô hình khởi nghiệp do thanh niên làm chủ chưa phát triển hiệu quả do chưa đi đúng hướng và thiếu hụt nguồn vốn.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Tường, Bí thư Đoàn phường Trung Minh cho biết: "Thời gian tới, Đoàn phường tiếp tục tuyên truyền, vận động ĐVTN xác định những tiềm năng, thế mạnh để phát triển mô hình kinh tế phù hợp điều kiện thực tế. Khuyến khích lực lượng thanh niên tích cực học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong thi đua lao động sản xuất. Mong muốn chính quyền các cấp tạo mối liên kết với các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng mô hình kinh tế mới để giải quyết nguồn lao động. Qua đó tạo cơ hội cho thanh niên được phát triển và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Đức Anh
(HBĐT) - Sau một thời gian nghỉ để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, ngay khi quán Cafe - Sách của trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình tại phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) mở cửa trở lại đã thu hút sinh viên, người dân trên địa bàn đến sử dụng các dịch vụ. Đồ uống ngon, không gian yên tĩnh, văn minh, có nhiều sách hay, sẵn máy tính nối mạng để tra cứu tài liệu… là điểm "cộng” tạo nên sức hút riêng cho Cafe - Sách.
(HBĐT) - Những năm qua, phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn xã Hùng Sơn (Kim Bôi) triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, giúp đoàn viên thanh niên (ĐV-TN) địa phương có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
(HBĐT) – Những năm qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Vạn Mai (Mai Châu) tích cực lao động, sôi nổi, nhiệt tình trong các phong trào thi đua. Từ phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, xuất hiện nhiều gương thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Xác định việc hỗ trợ, đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đoàn, thời gian qua, Đoàn phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả góp phần phát huy sức trẻ, trách nhiệm của thanh niên chung tay xây dựng quê hương. Trong đó quan tâm giúp đỡ ĐV-TN yếu thế tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định, từng bước cải thiện cuộc sống.
(HBĐT) - "Thách thức Sáng kiến Kinh doanh" là cuộc thi dành riêng cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) có các sáng kiến khởi nghiệp và kinh doanh đổi mới, sáng tạo, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế địa phương, được tài trợ bởi Liên minh châu Âu và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam; thực hiện bởi tổ chức Aide et Action, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc cùng Hội Liên hiệp thanh niên 2 tỉnh Hòa Bình và Lào Cai.
(HBĐT) - Đoàn Thanh niên huyện Yên Thủy hiện có 8.839 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), sinh hoạt tại 28 đoàn cơ sở và trực thuộc. Đây là lực lượng trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo, tự tin, dám nghĩ, dám làm, có ý chí khắc phục khó khăn vươn lên lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ĐVTN còn hạn chế về kỹ năng, kiến thức, vốn sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, để đồng hành cùng thanh niên trong lập thân, lập nghiệp, các cấp bộ Đoàn từ huyện tới cơ sở đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, gắn với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị.