(HBĐT) - Cùng với đảo Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô thì Tịnh xá Ngọc Hòa là địa điểm tâm linh thu hút đông đảo du khách mỗi khi đến TP Quy Nhơn (Bình Định) ghé thăm.


Chính điện Tịnh xá Ngọc Hòa được thiết kế vừa cổ kính, vừa hiện đại, là địa điểm tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến với Quy Nhơn (Bình Định).

Tịnh xá tọa lạc tại thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), được xây dựng từ năm 1960 bởi trưởng lão Thích Giác An. Hiện nay, được trụ trì bởi đại đức Thích Giác Tri. Chị Phạm Thị Như Ý, chủ homestay Nhơn Lý cho biết: Khoảng năm 2013, thực hiện chủ trương giải phóng nghĩa trang truyền thống, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của người dân địa phương về việc ổn định nơi thờ cúng ông bà, cha mẹ, thuận tiện cho con cháu đi lại thăm nom ngày giỗ chạp, Tịnh xá đã đề nghị và được Nhà nước cho phép xây dựng nhà An Bình theo phương thức tịnh xá và đồng bào phật tử cùng đóng góp.

Nhà An Bình cao khoảng 5,2 m, rộng hơn 100 m2, có thể lưu giữ khoảng 8.000 hũ tro cốt, tổng kinh phí đầu tư ước khoảng 5 tỷ đồng. Nhà An Bình xây bằng đá tổ ong, là đế trụ cho lưỡng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát - kiến trúc nổi bật của tịnh xá. Tượng cao gần 30 m và là tượng Phật đôi cao nhất Việt Nam hiện nay, trong đó, tượng hướng về phía Nam (cổng chính Tịnh xá) có màu vàng là Quan Thế Âm Kiết Tường; tượng hướng về phía Bắc có màu bạc là Quan Thế Âm Nam Hải. Cũng theo chị Phạm Thị Như Ý, người dân nơi đây vẫn thường truyền miệng nhau rằng: Tượng Quan Thế Âm Kiết Tường hướng về núi, tượng trưng cho rừng vàng; tượng Quan Thế Âm Nam Hải màu bạc hướng nhìn ra biển chính là thể hiện cho biển bạc. Vì vậy, tượng Phật đôi sẽ đem đến cho vùng đất nơi đây, con người nơi đây tương lai phát triển phồn thịnh, an lành.

Tượng hai vị Quan Thế Âm Bồ Tát tọa trên đài sen, đứng quay lưng vào nhau. Thân tượng đôi làm rỗng, gồm nhiều tầng bậc. Năm 2016, tại đại lễ yểm tượng, Tịnh xá và các phật tử xa gần đã đặt vào bên trong tượng 2.000 bức tượng Quan Thế Âm cỡ nhỏ, bằng chất liệu đồng, đá, composite... Trước khi niệm kín tượng, Tịnh xá đã đặt vào trong tất cả thông tin về ý tưởng, quá trình xây dựng tượng, gửi gắm cho đời sau nắm rõ.

Cũng như nhiều du khách đến đây, chúng tôi có chung một thắc mắc: tại sao không gọi là chùa mà lại là Tịnh xá? Đại đức Thích Giác Tri, trụ trì Tịnh xá Ngọc Hòa cho biết: Cách gọi này bắt nguồn từ Phật giáo Ấn Độ, chỉ các tịnh thất trong chùa - công trình kiến trúc nhà cửa theo phong cách Phật giáo dành cho những người tu hành nghỉ ngơi, cầu nguyện, thiền định. Vì vậy, có thể hiểu, khác với chùa có chức năng thực hiện hành lễ, thì tịnh xá chú trọng vào việc tĩnh lặng để nghỉ ngơi, tu tâm. Nếu du khách muốn nghỉ ngơi tại tịnh xá, hoặc muốn nghe thuyết giảng Phật pháp có thể liên hệ trước. Thời gian mở cửa của Tịnh xá gần như cả ngày và không thu vé.

Hiện nay, thể theo nguyện vọng của bà con trong vùng và sự nhất trí của phật tử cùng sư trụ trì, tượng đôi được phủ lại hoàn toàn bằng lớp sơn nhũ vàng, giúp chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt nơi đây. Ngồi trên ca nô đi ra đảo Kỳ Co, có thể thấy rõ tượng đôi Quan Thế Âm Bồ Tát sừng sững tôn nghiêm tọa lạc phía trên Eo Gió, thôi thúc du khách tìm đến địa danh tâm linh này.

Minh Vũ

Các tin khác


Khai thác tiềm năng phát triển du lịch huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Là huyện có nhiều khó khăn, thế nhưng Đà Bắc lại sở hữu và hội tụ những điều kiện về lịch sử, văn hóa độc đáo, đặc sắc. Điều kiện tự nhiên rừng nguyên sinh, vùng hồ non nước hữu tình, núi non kỳ vĩ là tiềm năng riêng có để phát triển các loại hình du lịch. Mấy năm nay, huyện đã có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với khai thác tiềm năng thiên nhiên, bản sắc văn hóa, mở ra hướng đi mới xóa đói giảm nghèo, cải thiện bền vững đời sống Nhân dân.

Cách nào giúp “phá băng” cho ngành du lịch sau đại dịch COVID-19?

Ngành du lịch đang trải qua giai đoạn "lao dốc" không phanh, khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử, mà nguyên nhân từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 bùng phát khắp thế giới.

Phát hiện cổng cung điện mới ở Hoàng thành Thăng Long?

Khai quật khảo cổ 2019 tại Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện cống nước gạch kiên cố thời Đại La, di vật tượng rồng đất nung kích cỡ lớn thời Lý và dấu vết nghi là cổng cung điện mới tại đây...

Giữa dịch bệnh COVID-19, phố cổ Hội An vẫn đẹp nao lòng

Không còn cảnh tấp nập khách du lịch như mọi năm, nhưng tháng tư của Hội An vì thế lại mang một vẻ đẹp thanh bình và vắng vẻ đến nao lòng người. Những quán ăn, cà phê, những cây cầu, những con đường, những giàn hoa giấy quen thuộc và là thương hiệu của phố Cổ, càng như bừng sắc hơn dưới cái nắng chớm vào hạ.

Khoảng lặng trong mùa du lịch ở Khánh Hòa

Trong những ngày dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), một điểm đến hấp dẫn của du lịch miền trung, vẫn giữ được sức lôi cuốn trong vẻ đẹp bình yên đến nao lòng những người ghé thăm, một khoảng lặng hiếm có nơi thành phố biển vốn dĩ luôn nhộn nhịp.

Linh thiêng đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh

(HBĐT) - Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP Việt Trì (Phú Thọ) là nơi thờ cúng các Vua Hùng đã có công dựng nước. Các ngôi đền, chùa trong khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Hùng là quần thể kiến trúc, tín ngưỡng linh thiêng, cổ kính. Trong đó, đền Thượng đặt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh là nơi khắc ghi nhiều dấu tích có giá trị lịch sử quý giá. Chẳng vậy mà từ Đại môn lên tới đền Thượng phải leo gần 500 bậc đá nhưng du khách vẫn không thể bỏ qua, bởi đó là nơi địa thế hùng vĩ, nơi hội tụ linh thiêng sông núi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục