Khai quật khảo cổ 2019 tại Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện cống nước gạch kiên cố thời Đại La, di vật tượng rồng đất nung kích cỡ lớn thời Lý và dấu vết nghi là cổng cung điện mới tại đây...


Mặt bằng tổng thể kiến trúc sân vườn thời Lê Trung Hưng (Viện Khảo cổ học cung cấp)

Một năm khai quật trên diện tích gần 1.000 m2 tại khu vực chính điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long (HTTL) đã kết thúc. Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học đã hoàn thiện báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực này. Theo báo cáo, có 4 phát hiện mới về di sản sau đợt khai quật nói trên.

Thứ nhất, các nhà khoa học phát hiện cống nước gạch kiên cố thời Đại La. Điều này chứng minh cho giả thiết khu vực trung tâm của thành Đại La vẫn ở khu vực trung tâm HTTL và sẽ giúp tìm hiểu quy mô thành Đại La, từ đó có thể tìm hiểu quy mô thành Thăng Long thời Lý.

Thứ hai, di vật tượng rồng đất nung kích thước rất lớn thời Lý được phát hiện. Di vật này có phần lớn hơn tượng rồng ở khu 18 Hoàng Diệu. Điều này cho thấy có thể có kiến trúc quy mô lớn, quan trọng thời Lý ở đây.


Một phần mào của tượng đầu rồng lớn bằng đất nung thời Lý, thế kỷ 11 - 13

Thứ ba, các dấu tích thời Lê Sơ, thời Lê Trung Hưng xuất lộ gợi lên nhiều giả thiết mới. Chẳng hạn, 2 dấu tích bó nền, 1 dấu tích kiến trúc có móng cột cho thấy thời Lê Sơ xây dựng ở đây nhiều công trình quan trọng. Kiến trúc có móng cột chạy theo hướng bắc nam có thể là kiến trúc kiểu hành lang tương tự dấu tích của kiến trúc hành lang ở phía tây Đoan Môn đã phát hiện năm 2013 - 2014. Điều này gợi ý về không gian kiến trúc chính điện Kính Thiên thời Lê Sơ ở phía sau nền điện Kính Thiên có phần thu hẹp hơn so với phần phía trước.

Cũng thời Lê Trung Hưng, các nhà khảo cổ thấy tổ hợp kiến trúc có móng cột lớn phía tây và kiến trúc sân vườn phía đông khá quy củ. Kiến trúc có móng cột có khả năng là kiến trúc 5 gian 2 chái nằm trên trục ngự đạo thẳng tới Đoan Môn - Kính Thiên. Rất có khả năng đây là kiến trúc "cổng” của một khu cung điện khác trong khu vực trung tâm. "Theo thư tịch cổ và bản đồ cổ thì sau khu chính điện Kính Thiên là khu điện Cần Chánh. Nếu đúng là kiến trúc cổng thì đây là di tích đánh dấu sự bắt đầu của khu vực kiến trúc quan trọng thứ hai trên trục trung tâm. Đó là khu vực điện Cần Chánh, nơi làm việc của hoàng đế và triều đình Lê Trung Hưng”, báo cáo đưa ra giả thuyết.


Gạch thẻ trang trí thời Lê Sơ, thế kỷ 15 - 16

Tiến tới phục dựng điện Kính Thiên

GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa, cho rằng vị trí cung làm việc của các vị vua ở HTTL, nhiều khả năng ở trong không gian sau điện Kính Thiên và trước Hậu Lâu. Ông cũng đề nghị cần nghiên cứu kỹ hơn các dấu tích cấu trúc sân vườn, bồn hoa, hồ ao thời Lê Trung Hưng. Trong khi đó, PGS-TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, đặt các kết quả nghiên cứu trong so sánh với các di tích kinh đô ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ông cho rằng các dấu tích "bồn hoa” có thể là để trồng cây, không hẳn trồng hoa như ta hiểu thời bây giờ. "Mỗi ô vuông có thể là một cây. Điều này có thể nghiên cứu so sánh từ khuôn viên cung điện của Hòa đại nhân tại Cố cung Bắc Kinh, Trung Quốc”, ông Trí cho biết. Ông cũng nhận xét dấu tích móng tường lớn có thể cao hơn 2,7 m nếu theo công thức tính tường bao cổ của Nhật Bản.

TS Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nhắc tới việc cần mau chóng tiếp nhận bàn giao đất thuộc HTTL nhưng chưa thu hồi về được. "Cần quan tâm khâu tiếp nhận bàn giao đất và đặc biệt là bàn giao di vật (được tìm thấy tại nền Nhà Quốc hội và 18 Hoàng Diệu) để sớm triển khai nghiên cứu trưng bày Bảo tàng Hoàng cung Thăng Long theo dự án đã trình duyệt”, ông nêu ý kiến. Còn PGS-TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, kiến nghị cần tiếp tục khai quật mở rộng để tiến tới phương án phục dựng không gian điện Kính Thiên.

Theo Báo Thanh Niên

Các tin khác


Tiến hành Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ

Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ thành kính tổ chức Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Trăn trở du lịch vườn cam Cao Phong

(HBĐT) - Tâm lý ngại mở cửa vườn đón khách, nhiều nhà vườn chưa quan tâm, chưa có thêm nhiều sản phẩm hấp dẫn đi cùng là những trăn trở trong phát triển du lịch vườn cam ở huyện Cao Phong. Sau khoảng 5 năm kể từ ngày đầu xuất hiện, dấu ấn loại hình du lịch trải nghiệm thú vị này vẫn còn khá mờ nhạt.

Trải nghiệm “miền Tây trong lòng phố Hội”

(HBĐT) - Tạm gác lại không khí náo nhiệt với những con đường cổ kính phủ kín người của khu di sản phố cổ Hội An, chúng tôi thả hồn trên những kênh đào của sông Thu Bồn để khám phá, trải nghiệm khu du lịch sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh, TP Hội An (Quảng Nam) mang dáng vẻ "miền Tây” thu nhỏ, với bạt ngàn bụi dừa nước trải dài dọc hai bên bờ sông, không gian thoáng mát, rộng rãi.

Ứng xử với khách du lịch nước ngoài trong phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Công văn số 409/UBND-KGVX, ngày 23/3/2020 về việc ứng xử với khách du lịch nước ngoài.

Tuần lễ “Tôi yêu bánh mì Sài Gòn” tại TP Hồ Chí Minh

Từ ngày 24 đến 31-3, nhân kỷ niệm năm thứ 9 mục từ "bánh mì” được từ điển Oxford ghi nhận và hiện tượng Google đưa bánh mì thành hình Doodle ở 12 quốc gia trên thế giới, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức Tuần lễ "Tôi yêu bánh mì Sài Gòn” với các hoạt động kỷ niệm, tôn vinh, giới thiệu rộng rãi hơn đến bạn bè và du khách quốc tế nét đặc sắc của bánh mì Việt Nam - bánh mì Sài Gòn.

Buộc tháo dỡ cầu treo đáy kính không phép tại thắng cảnh cấp quốc gia

Cây cầu treo đáy kính 7D, chiều dài mặt cầu 221,5 m, rộng 2,09 m; được chủ đầu tư tiến hành xây dựng trong thắng cảnh cấp quốc gia Thung lũng Tình yêu nối Khu du lịch Đồi mộng mơ, đã đến giai đoạn hoàn thiện, nhưng không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục