(HBĐT) Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh, đã tạo nên sức hút đặc biệt đối với du khách trong nước và quốc tế. Sự phát triển của ngành "công nghiệp không khói” là lợi thế để tỉnh xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP và cải thiện đời sống người dân. 


Khách du lịch thăm quan, mua sắm sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống tại bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu).

Những năm gần đây, lượng khách đến khám phá, trải nghiệm tại tỉnh ngày càng tăng. Hiện, toàn tỉnh có 434 cơ sở lưu trú, trong đó, 6 khách sạn 3 sao, 25 khách sạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao, 238 nhà nghỉ, 157 nhà homestay du lịch cộng đồng (DLCĐ), với trên 4.000 phòng; 9 điểm du lịch địa phương, 1 khu du lịch cấp tỉnh; 13 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành. Du lịch tạo việc làm cho trên 14.000 lao động (trên 4.000 lao động trực tiếp). Sự phát triển của du lịch, đặc biệt là DLCĐ đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cải thiện đời sống Nhân dân nhiều vùng đất khó như: Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương, Cao Sơn (Đà Bắc); Suối Hoa (Tân Lạc)…

Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Từ những lợi thế cũng như bám sát Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, các địa phương đã tìm hướng phát triển các sản phẩm OCOP trong nhóm dịch vụ du lịch nông thôn. Để giúp các chủ thể hiểu về Chương trình OCOP, hàng năm, Sở tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn cho các HTX, chủ homestay. Qua đó, trang bị cho học viên tổng quan Chương trình OCOP; Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; Quy chế đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2019-2020 của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh…

Năm 2019, Mai Châu là huyện duy nhất của tỉnh có sản phẩm dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP. Đó là sản phẩm du lịch homestay bản Lác, chủ thể HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp và dịch vụ du lịch xóm Lác, xã Chiềng Châu đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Ngoài ra, huyện còn có 2 sản phẩm là sản phẩm thổ cẩm dệt tay của HTX Dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác Mai Châu, xã Chiềng Châu đạt 4 sao; sản phẩm rượu Láu Siêu của hộ kinh doanh Vì Thị Tồn, xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ đạt 3 sao. Hàng năm, 2 cơ sở đón nhiều đoàn khách du lịch đến thăm quan, mua sản phẩm, khách du lịch rất thích trải nghiệm tham gia nấu rượu, dệt thổ cẩm.

Hiện huyện Đà Bắc đang phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở VH-TT&DL khảo sát, hướng dẫn các điểm DLCĐ: Đá Bia - xã Tiền Phong, xóm Ké - xã Hiền Lương, xóm Sưng - xã Cao Sơn nâng cao chất lượng dịch vụ để tham gia Chương trình OCOP năm 2020.

Thời gian qua, một số huyện đã phát triển sản phẩm chủ lực gắn với du lịch sinh thái. Điển hình như ở huyện Cao Phong hình thành một số điểm du lịch vườn cam, thu hút khách du khách thăm quan kết hợp thưởng thức và mua sản phẩm tại vườn. Một số HTX, nhà vườn phát triển du lịch sinh thái vườn cam như: HTX 3T Nông sản Cao Phong, HTX Hà Phong, HTX Mạnh Khoa, nhà vườn Thủy Nga… Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong chia sẻ: Để phát triển thương hiệu cam Cao Phong, HTX thực hiện mở cửa đón khách đến thăm quan, trải nghiệm tại vườn. Nhờ đó mà sản phẩm OCOP 3 sao cam quà tặng cao cấp của HTX được nhiều người biết đến, HTX ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Vừa qua, HTX hoàn thiện ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường để phục vụ việc đón khách du lịch trong mùa cam năm nay.

Cùng với việc phát triển các sản phẩm trong nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, nhiều chủ thể, HTX có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đã kết nối với các điểm du lịch, trạm dừng nghỉ để mở rộng kênh tiêu thụ, quảng bá sản phẩm đến với khách hàng. Việc kết nối sản phẩm OCOP vào hoạt động du lịch vừa góp phần phát triển du lịch địa phương, vừa quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.


Thu Thủy

Các tin khác


Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục