(HBĐT) - TP Hải Phòng là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Đến Hải Phòng, du khách không chỉ có dịp trải nghiệm du lịch biển mà còn có các địa điểm du lịch tâm linh đặc sắc có ý nghĩa lịch sự văn hóa. Trong đó, bãi cọc Cao Quỳ là một địa điểm mới được phát hiện. Cùng các bạn đồng nghiệp Báo Hải Phòng, chúng tôi có dịp được ghé thăm Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thuỷ Nguyên (TP Hải Phòng).
Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thuỷ Nguyên (TP Hải Phòng) - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng.
Bãi cọc Cao Quỳ nằm trên cánh đồng Cao Quỳ, ven bờ hữu ngạn sông Bạch Đằng. Tháng 10/2019, trong khi đào đất để trồng cây, một số người dân đã phát hiện những cọc gỗ ở khu vực Mả Dài. Đơn vị chủ trì khai quật là Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Sau khi phát hiện và khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 73 cọc gỗ và gỗ cọc có kích thước, góc nghiêng, hướng nghiêng khác nhau, phân bố không đều. Ngoài ra còn phát hiện một số hiện vật kim loại, dây chão, nịt buộc bè... Ở các khu vực lân cận trải dài nhiều km dọc ven sông Bạch Đằng cũng phát hiện các cọc gỗ rải rác hoặc nằm tập trung trong phạm vi hàng trăm hét ta. Để tiếp tục làm rõ hơn hệ thống bãi cọc trong quần thể Bạch Đằng Giang, các di tích này đang tiếp tục được khai quật và nghiên cứu.
Theo kết quả bước đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng cọc được đóng/chôn tại khu vực bãi bồi ven sông, phân bổ không thẳng hàng và bãi cọc được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII. Các cọc này có đường kính lớn, chân cọc không được đẽo nhọn, cách thức phân bố khác với các cọc được phát hiện tại di tích Yên Giang, đồng Mã Ngựa, Vạn Muối ở Quảng Yên (Quảng Ninh), nên chức năng có thể được tạo ra với mục đích làm tuyến ngăn chặn, không cho thuyền địch theo sông Giá ra cửa Bạch Đằng, buộc chúng phải đi theo sông Bạch Đằng, nơi quân ta bố trí trận địa mai phục (vì khu vực sông Giá, Lưu Kỳ, Lưu Kiếm, Minh Tân, Minh Đức, Tam Hưng... nơi triều đình nhà Trần bố trí lực lượng quân bộ, quân thủy)...
Để bảo tồn các cọc đã được phát hiện và phục vụ Nhân dân đến thăm quan, Dự án xây dựng tuyến đường vào Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỹ đã được xây dựng và hoàn thành trong vòng 5 tháng. Dự án gồm: Tuyến đường rộng 22-25, dài 3,5km; nhà giới thiệu và trưng bày; nhà vòm bảo tồn cọc và khuôn viên rộng trên 30.000 m2. Các cọc gỗ bên trong nhà vòm được bảo tồn bằng 2 hình thức: Bảo tồn trong nước: 18 cọc gỗ được bảo tồn nguyên trạng như khi được phát hiện trong hồ rộng 450m2. Nước được xử lý hoá chất để bảo quản và hạn chế hư hỏng các cọc gỗ. Bảo tồn trong đất: Phần diện tích còn lại trong lòng nhà vòm có 55 cọc và hố chôn cọc được bảo tồn bằng hình thức lấp đất sau khi nghiên cứu, nhằm hạn chế tác độc của môi trường bên ngoài và của con người.
Để Nhân dân và du khách hình dung được diện mạo và cách bố trí bãi cọc, các nhà quản lý đã đặt các cọc phỏng dựng trên mặt đất. Các cọc phỏng dựng tương tự như các cọc đang được bảo tồn dưới đất về kích thước, kiểu dáng, thế đóng và vị trí. Ngoài ra, khu bảo tồn còn có hệ thống sân vườn, thảm cỏ, cây xanh, vườn lim, vườn na, hệ thống chiếu sáng cùng tiện ích khác như nhà vệ sinh, nhà bảo vệ...
Bãi cọc Cao Quỳ nằm trong quần thể di tích lịch sử - văn hóa ở xã Liên Khê: Đền Thụ Khê, chùa Thiểm Khê, chùa Mai Động, thành Thạch Bích… kết nối với Di tích quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang. Trong quần thể này có Linh từ Tràng Kênh thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc của quốc gia Đại Việt, đền thờ hoàng đế Đinh Tiên Hoàng, hoàng đế Lê Đại Hành và Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Thống soái trận tiêu diệt (Ngài có công 3 lần đánh bại) quân Nguyên - Mông trên dòng Bạch Đằng Giang năm 1288.
Toàn bộ khu vực này thực sự là một địa điểm du lịch tâm linh đặc sắc mà du khách trong và ngoài nước không thể bỏ qua. Đây cũng là địa chỉ đỏ để giáo dục về truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc hào hùng của các thế hệ cha ông. Từ đó, mỗi thế hệ chúng ta hôm nay càng thêm tự hào và gìn giữ, phát huy truyền thống yêu nước và giữ nước.
Linh Trang
(HBĐT) - Dịch bệnh Covid-19 hoành hành gần 2 năm qua đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Phần lớn các công ty hiện đang chìm trong khó khăn do các biện pháp hạn chế đi lại, phong tỏa kéo dài làm sản xuất, kinh doanh đình trệ, chi phí tăng cao, thị phần thu hẹp, doanh thu sụt giảm, nguy cơ mất cân đối dòng tiền và dẫn đến phá sản. Theo số liệu công bố của Tổng Cục thống kê, hết 7 tháng năm 2021 có gần 79.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên trong bối cảnh đó, vẫn có những đơn vị với chiến lược đúng, nỗ lực vượt bậc, không những chống chọi thành công mà còn vững bước trong đại dịch. Tập đoàn Sao Mai (mã chứng khoán ASM) là một trong số đó.
Ngày 9/8, Tổng cục Du lịch ban hành Công văn số 1066/TCDL-LH gửi cơ quan quản lý du lịch các địa phương yêu cầu khẩn trương triển khai hoạt động hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
(HBĐT) - Không khí trong lành, mát mẻ, không gian tĩnh lặng, cảnh vật hoang sơ… đẹp đến nao lòng! Đó là cảm nhận của riêng tôi trong lần đầu được khám phá thác Trăng, thuộc xóm Trăng Tà, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) - một trong những dòng thác đẹp nhất của tỉnh. Bởi vậy, dẫu đã có hơn 3 lần trở lại, thác Trăng trong tôi vẫn dạt dào một miền nhớ.
Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng đang được các địa phương triển khai hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn, trong đó có nhóm đối tượng hướng dẫn viên (HDV). Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã có cuộc trao đổi về thủ tục để HDV nhận hỗ trợ này.
(HBĐT) - Đang trên đà trở thành điểm du lịch hút khách, thế nhưng về xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) những ngày này chỉ thấy một màu ảm đạm. 5 năm trước, việc phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã mở ra hướng đi đầy hứa hẹn đối với bản Dao này. Còn 2 năm nay, những "người ở rừng” chỉ biết thở dài vì... Covid.
(HBĐT) - Thời gian qua, tại tỉnh, du lịch nông thôn (DLNT) phát triển nhanh với nhiều mô hình, tour du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách như: Trải nghiệm vườn cam, đồi chè; khám phá khu bảo tồn thiên nhiên; du lịch làng nghề, nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa tại các điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ)... Phát triển DLNT góp phần nâng cao thu nhập cho người dân là giải pháp căn cơ, động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững.