Là địa bàn hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Đà Bắc xác định văn hóa là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Đây cũng là định hướng đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ: Cấp ủy, chính quyền huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế, từ đó tạo thêm động lực xây dựng nông thôn mới.


Người dân tộc Dao ở xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) tự hào giới thiệu đến du khách bản sắc độc đáo trong chữ viết của dân tộc mình.

Gần đây, xã Hiền Lương được lựa chọn thực hiện mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Khi thành công, đây sẽ là hạt nhân nòng cốt được lan tỏa giá trị ra toàn huyện, hứa hẹn tạo sức hút đặc biệt cho du lịch Đà Bắc, góp phần đắc lực thúc đẩy các hoạt động KT-XH nơi vùng cao còn nhiều gian khó.

Trong khuôn khổ thực hiện mô hình thí điểm tại xã Hiền Lương, cùng với các nội dung quan trọng liên quan đến đầu tư hạ tầng, tổ chức không gian, kết nối các điểm du lịch nổi bật trên địa bàn xã với nhau và với các địa bàn xã lân cận..., huyện Đà Bắc định hướng phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch nông thôn trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa DTTS. Trọng tâm là phát triển du lịch    cộng đồng bằng cách đầu tư dịch vụ lưu trú  homestay ở các điểm du lịch nhiều tiềm năng như cá xóm: Ké, Mơ, Doi... Theo đó, lựa chọn nhà sàn truyền thống của người Mường để đầu tư, cải tạo thành nhà nghỉ lưu trú. Đồng thời, tại đây sẽ giới thiệu tới du khách các phong tục, tập quán tốt đẹp của người dân bản địa, cung cấp các dịch vụ tham quan, trải nghiệm, khám phá ẩm thực và văn hóa truyền thống... Dần dần tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng, mang đậm bản sắc văn hóa DTTS và kiến tạo những giá trị đặc trưng cho thương hiệu du lịch Đà Bắc.

Tuy KT-XH còn nhiều khó khăn nhưng huyện Đà Bắc được thiên nhiên ban tặng cảnh quan tươi đẹp. Đến nay, trên địa bàn vẫn giữ được nét hoang sơ, khoáng đạt của núi rừng, hòa quyện với vẻ mênh mang của lòng hồ sông Đà. Các xã vùng lòng hồ cũng là địa bàn định cư của các dân tộc Dao, Tày, Mường... Đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ 89,72% dân số toàn huyện. Các dân tộc có truyền thống, bản sắc và giá trị văn hóa khác nhau nhưng cùng  chung sống đoàn kết, gắn bó, tạo nên hệ giá trị tốt đẹp cho vùng cao Đà Bắc. Điều đáng mừng là đồng bào DTTS nơi đây vẫn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện cả trong các dịp lễ hội và cuộc sống thường ngày. Chính vì thế, huyện Đà Bắc xác định một hướng đi quan trọng là khai thác các giá trị văn hóa bản địa để phát triển du lịch, trọng tâm là du lịch cộng đồng.  

Theo lãnh đạo UBND huyện Đà Bắc, những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Năm 2015, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/HU, năm 2017, UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phát triển du lịch tiếp tục xác định là nhiệm vụ quan trọng được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025. 

Ghi nhận từ thực tế, với quyết tâm đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện Đà Bắc đã triển khai đồng bộ giải pháp, như huy động nguồn lực thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng và thực thi các chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch; phối hợp thực hiện công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại các điểm du lịch cộng đồng; đẩy mạnh quảng bá du lịch địa phương, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch gắn với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp triển khai dự án du lịch… Cùng với đó, huyện chú trọng khai thác các giá trị văn hóa bản địa trở thành nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng. Nhằm khôi phục và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, huyện tích cực duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ, khôi phục trò chơi dân gian trong các dịp lễ hội; tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các hộ gia đình, bà con DTTS tham gia hoạt động tại các điểm du lịch cộng đồng. Nhờ đó, không ít hộ DTTS đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, tích cực học hỏi kỹ năng, nghiệp vụ để làm du lịch cộng đồng. Đến nay, trên địa bàn huyện xuất hiện một số điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn tại xóm Sưng (xã Cao Sơn), xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Đá Bia, Mó Hém (xã Tiền Phong)… Mỗi điểm có những giá trị nổi bật và riêng có để thu hút du khách, nhưng tựu chung đều bám sát định hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Đây tiếp tục là định hướng quan trọng, giúp kết nối các giá trị bền vững để tạo nguồn lực thúc đẩy du lịch huyện Đà Bắc phát triển xứng tầm, góp phần đắc lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.


Thu Trang

Các tin khác


Khu du lịch hồ Hoà Bình - điểm đến hấp dẫn

Hồ Hoà Bình có diện tích mặt nước khoảng 9.000 ha, dung tích 9,45 tỷ m3, trải dài trên 200 km từ Hoà Bình tới Sơn La. Con sông Đà hung dữ xưa kia nay trở thành hồ nhân tạo lớn, hiền hoà và là khu du lịch (KDL) hấp dẫn. Tương lai không xa, khi đáp ứng đủ 5/5 điều kiện KDL quốc gia, KDL hồ Hoà Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, 1 trong 12 KDL trọng tâm của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là tìm hiểu, trải nghiệm văn hoá gắn với hệ sinh thái lòng hồ Hoà Bình.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng vùng hồ huyện Đà Bắc

Sở hữu tài nguyên thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, tại các xã nằm trong Khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình của huyện Đà Bắc đang xây dựng và hình thành nhiều điểm đến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn. Một số điểm du lịch mới đi vào khai thác trong năm nay, thu hút khá đông du khách nội địa có mức chi tiêu cao và giới trẻ có nhu cầu khám phá.

Du lịch và thương hiệu nông sản - Bài 1: Sen hồng, dừa xanh thành sản phẩm kinh tế du lịch

Tăng sức hấp dẫn cho điểm đến du lịch từ các sản vật nông nghiệp, các thương hiệu hàng hóa là hướng phát triển được các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long chú trọng triển khai, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch vùng có thương hiệu quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch biển…

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi xu hướng du lịch đa dạng, từ khám phá văn hóa trong nước đến trải nghiệm quốc tế với tiện nghi hiện đại và chi phí hợp lý. Mặc dù du lịch nước ngoài ngày càng thu hút giới trẻ, tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội lớn để cạnh tranh nếu cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và học hỏi từ các mô hình phát triển bền vững của quốc tế nhằm thu hút và giữ chân du khách trẻ.

Đưa du lịch MICE Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới

Hướng tới phục vụ số lượng khách lớn, lưu trú dài ngày, sử dụng nhiều dịch vụ, tiện ích cao cấp và không chịu tác động bởi yếu tố mùa vụ du lịch, loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện, triển lãm (MICE) được xác định là gà đẻ trứng vàng của ngành du lịch nước ta. Nhưng làm thế nào để định vị thương hiệu MICE Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngành du lịch.

Du lịch miền Bắc tìm cách phục hồi sau bão lũ

Cơn bão số 3 gây thiệt hại lớn tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó có ngành du lịch. Đến nay, cơ bản các điểm du lịch ở phía Bắc đã đón khách trở lại, nhưng nhiều doanh nghiệp lữ hành vẫn cân nhắc tổ chức các đoàn du lịch đến các tỉnh miền núi phía Bắc do yếu tố an toàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục