Sau một thời gian dài đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, Hà Nội đã chính thức cho phép các di tích mở cửa đón khách từ ngày 12/2.
Khách tham quan quét mã QR trước khi tham quan chùa Hương trong thời gian "chạy thử” công tác tổ chức đón khách.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa gửi Công văn số 380/SVHTT-NSVH về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động tại các di tích đến UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ thông báo cấp độ dịch của thành phố để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn, các Ban quản lý di tích chủ động thực hiện công tác quản lý, đón tiếp khách tham quan tại các điểm di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn phù hợp theo từng cấp độ, bảo đảm an toàn, linh hoạt, hiệu quả. Việc mở cửa đón tiếp khách phải tuân thủ đúng các hướng dẫn về phòng dịch của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của thành phố.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các điểm di tích lịch sử-văn hóa xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phòng, chống dịch. Tất cả các điểm di tích đều phải có mã QR để quản lý người ra, vào và khai báo y tế theo quy định; bố trí lực lượng hướng dẫn, phân luồng không để tập trung đông người gây ùn ứ, ách tắc. Khuyến khích người tham gia các hoạt động tại di tích đã tiêm đủ 2 liều vaccine trở lên hoặc có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ. Thường xuyên khử khuẩn, bố trí dung dịch rửa tay trước và sau khi ra, vào khu di tích lịch sử-văn hóa.
Đối với lễ hội, thành phố tiếp tục không tổ chức phần hội, chỉ thực hiện các nghi lễ với thành phần tham dự chính, đồng thời chủ động có phương án hạn chế các hoạt động tập trung đông người không cần thiết theo thẩm quyền. Các đơn vị có trách nhiệm triển khai công tác bảo vệ, giữ gìn di tích, thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống bảo đảm phù hợp tình hình dịch.
Việc đồng loạt mở cửa di tích trong dịp đầu năm mới vừa đáp ứng nhu cầu hành hương của nhân dân, vừa góp phần khôi phục hoạt động ngành du lịch trên địa bàn thành phố.
Theo báo Nhân Dân
Ngày 8/2, UBND TP Hà Nội có văn bản đồng ý với đề xuất của UBND huyện Mỹ Đức về mở cửa tổ chức đón khách tới chùa Hương.
(HBĐT) - Từ mồng 3 Tết, các bản làng du lịch cộng đồng người Thái ở huyện Mai Châu đã nhộn nhịp đón khách trở lại. Đông đảo khách nội địa đã chọn hướng du xuân và trải nghiệm đón Tết trên bản Thái.
Chiều 7/2, đại diện Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 31/1 đến ngày 6/2 (nhằm ngày 29 tháng Chạp đến mùng 6 Tết), tổng doanh thu ngành du lịch TP Hồ Chí Minh đạt khoảng 3.100 tỷ đồng
Những ngày đầu Xuân Nhâm Dần, mỗi ngày tại Khu du lịch quốc gia Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) đón hàng nghìn du khách đến chiêm bái, tham quan, du lịch.
Theo thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tỉnh đã thu hút 135.000 lượt du khách.
Chiều 6/2, ban tổ chức đường hoa Tết Nhâm Dần 2022 cho biết, trong 9 ngày hoạt động, đường hoa Nguyễn Huệ đã có khoảng 350.000 lượt khách đến tham quan, thưởng lãm, tăng 440% so với Tết năm 2021.