Theo Sở Du lịch Hà Nội, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 sẽ diễn ra từ ngày 2 - 4/12, là một trong những hoạt động góp phần phục hồi, phát triển du lịch Thủ đô sau hơn 2 năm ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Chú thích ảnh

Lễ hội Áo dài "Hương sắc Tràng An". Ảnh tư liệu: Nguyễn Cúc/TTXVN

Đồng thời, Lễ hội góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam làm nguồn sáng tạo, là sản phẩm của các loại hình du lịch độc đáo và hiệu quả. Đây cũng là cơ hội để quảng bá tà áo dài ba miền Bắc - Trung - Nam; tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu, giao lưu, hợp tác, ký kết cùng phát triển giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội với các nhà thiết kế thời trang áo dài, các nghệ nhân, nghệ sỹ.

Các hoạt động sẽ diễn ra tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm từ Đền Bà Kiệu dọc theo trục đường phố Đinh Tiên Hoàng đến ngã tư giữa phố Đinh Tiên Hoàng, phố Hàng Khay, phố Tràng Tiền, phố Hàng Bài và triển lãm áo dài khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ.

Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào tối 2/12 tại Bà Kiệu gồm ba chương: Chương 1 - "Truyền thống và lịch sử áo dài theo dòng thời gian với Hà Nội, với Huế, với Thành phố Hồ Chí Minh”. Chương 2 - "Thăng hoa áo dài Việt như một nguồn tài nguyên vô tận trong du lịch, là sản phẩm kết tinh di sản truyền thống, văn hóa bản địa và sáng tạo hiện đại” (gồm: biểu diễn của các thương hiệu lữ hành, lưu trú, ẩm thực, các bộ sưu tập áo dài của các hãng hàng không, các khách sạn, nhà hàn. Chương 3 - "Áo dài - Nét đẹp văn hóa, biểu tượng của vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam và mang phong cách, tâm hồn người Việt, người Hà Nội đến với bạn bè và du khách quốc tế đến từ năm châu với các màn biểu diễn áo dài của người mẫu chuyên nghiệp trong nước và quốc tế”.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng; huy động tối đa các nguồn lực xã hội hóa từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tổ chức bảo đảm an toàn, hiệu quả.


Theo báo Tin tức

Các tin khác


Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục