Đường bay Mumbai - Đà Nẵng được Vietjet Air khai thác với tần suất 3 chuyến/tuần vào thứ 2, 4, 6 và đường bay New Delhi - Đà Nẵng với tần suất 4 chuyến bay/tuần vào thứ 3, 5, 7, Chủ nhật, kỳ vọng phục hồi thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng.


Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và các đơn vị liên quan nhấn nút khai trương đường bao thẳng Đà Nẵng-Ấn Độ.

Chiều (18/10) tại ga đi quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng diễn ra lễ khai trương các đường bay mới Đà Nẵng - New Delhi và Đà Nẵng - Mumbai (Ấn Độ) với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, Tổng Cục Du lịch Việt Nam, các sở, ban, ngành và các cơ quan chức năng sân bay.

Các hành khách đầu tiên từ Mumbai, New Delhi (Ấn Độ) được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Công ty AHT và Hãng hàng không Vietjet Air chào đón, tặng hoa và tri ân. Chuyến bay số hiệu VJ984 khởi hành từ Mumbai lúc 23 giờ 30 phút ngày 17/10 hạ cánh Đà Nẵng lúc 6 giờ10 phút ngày 18/10. Cùng khung giờ bay 23 giờ 30 phút, chuyến bay số hiệu VJ830 sẽ khởi hành từ New Delhi ngày 18/10 và hạ cánh Đà Nẵng lúc 5 giờ 40 phút ngày 19/10. Đây là hai chuyến bay đầu tiên đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc kết nối Đà Nẵng với thị trường khách quốc tế.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn, khẳng định: Sự kiện khai trương các đường bay mới Đà Nẵng-Mumbai với tần suất 3 chuyến/tuần và Đà Nẵng-New Delhi với tần suất 4 chuyến/tuần hôm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng, đặc biệt là thị trường khách tiềm năng Ấn Độ với 1,4 tỷ dân. Thị trường Ấn Độ đang được các nước Đông Nam Á hướng đến là thị trường khách quốc tế hàng đầu. Tiềm năng du lịch của Đà Nẵng nói riêng và miền trung nói chung rất thích hợp với thị hiếu của khách Ấn Độ. Với bờ biển đẹp cùng các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng như sản phẩm du lịch ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn, những năm gần đây, du khách Ấn Độ dần biết đến thành phố biển Đà Nẵng như "thiên đường” cho các chuyến du lịch cao cấp và là nơi tổ chức đám cưới của các tỷ phú Ấn Độ.

Ghi nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp và chính quyền thành phố Đà Nẵng trong nỗ lực phục hồi du lịch, đặc biệt thị trường khách quốc tế đến từ Ấn Độ, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh: Ấn Độ là thị trường du lịch đầy tiềm năng của Việt Nam, với tổng lượng khách giữa hai nước trong giai đoạn trước dịch (năm 2019) đạt 319.000 lượt khách, trong đó lượt khách Ấn Độ đến Việt Nam là 169.000 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này rất cao (+27,7%), cao thứ 3 trong số các thị trường khách của du lịch Việt Nam, nhất là trong 3 tháng cuối năm. Đây là nhóm khách có thời gian lưu trú dài và mức chi tiêu cao. Lượng khách từ Ấn Độ sang Việt Nam chủ yếu từ các thành phố lớn của Ấn Độ như Delhi, Mumbai, Banglore,…. Các điểm đến phổ biến được khách du lịch Ấn Độ lựa chọn khi đến Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…

Việt Nam thu hút khách Ấn Độ do khoảng cách gần, có sự tương đồng nhất định trong văn hóa cũng như là điểm đến tương đối mới so với các quốc gia khác trong khu vực. Sau dịch bệnh, nhu cầu du lịch nước ngoài của người dân Ấn Độ đang rất cao và Việt Nam là một trong các thị trường rất được quan tâm. Ấn Độ là một trong 10 quốc gia có lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam lớn nhất từ đầu 2022 đến nay, trong đó lượng tìm kiếm về hàng không vào đầu tháng 4/2022 tăng 400% so với cùng kỳ năm 2021 và tiếp tục tăng đặc biệt trên 3000% vào tháng 5/2022. Đây thật sự là cơ hội vàng để Việt Nam khai thác thị trường khách đầy tiềm năng này.

Ông Nguyễn Trùng Khánh đề nghị Đề nghị thành phố Đà Nẵng và các địa phương có đường bay thẳng Việt Nam- Ấn Độ tăng cường đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến nhằm thu hút khách du lịch Ấn Độ. Các địa phương, doanh nghiệp du lịch cần xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường khách Ấn Độ. Đây là thị trường nhiều tiềm năng nhưng có đặc thù riêng, nhất là về ẩm thực, văn hóa, vì vậy cần tìm hiểu kỹ về tập quán chi tiêu, sinh hoạt, nhu cầu ăn uống, mua sắm, kể cả vấn đề phục vụ tại các khách sạn, ẩm thực dành cho khách Ấn Độ.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Khám phá vẻ đẹp thung lũng Mai Châu

(HBĐT) - Đứng tại điểm Cột cờ Mai Châu trên đèo Thung Khe nhìn xuống, du khách thấy được trọn vẹn thung lũng Mai Châu trước khi bước vào hành trình khám phá khu du lịch (KDL) huyện Mai Châu - điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích ngắm cảnh, nghỉ ngơi và tìm hiểu văn hoá.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hồ Ba Bể

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 9, trong chuyến thăm Báo Bắc Kạn, chúng tôi có dịp ghé thăm hồ Ba Bể, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Đây là khu du lịch sinh thái nổi tiếng của vùng Đông Bắc với nhiều phong cảnh kỳ thú và đa dạng về sinh học. Đến với hồ Ba Bể, chúng tôi được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, được thưởng thức những món ăn truyền thống, khám phá bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây.

Tổng thu từ khách du lịch đã đạt 78% so với trước đại dịch

Tổng thu từ khách du lịch 9 tháng qua ước đạt hơn 394.000 tỷ đồng, đạt 78% so với cùng kỳ năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ muốn hợp tác quảng bá du lịch Việt Nam

Kênh truyền hình CNN International (Mỹ) mong muốn hợp tác quảng bá du lịch Việt Nam lan tỏa rộng ra thế giới.

Sản phẩm quảng bá du lịch hiệu quả thời 4.0

Được Bộ Ngoại giao lựa chọn là sản phẩm quảng bá trên nền tảng số trong chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài” diễn ra lần lượt tại Áo, Ấn Độ, Hàn Quốc trong tháng 9, 11, 12/2022, trò chơi điện tử "Lạc Việt phiêu lưu ký” (Lac Viet Adventures) đưa người chơi nhập vai thành du khách để khám phá những địa danh, kho tàng văn hóa đặc sắc của Việt Nam.

Thăm thác Bản Giốc

(HBĐT) - Trong hành trình thăm đồng nghiệp Báo Cao Bằng, chúng tôi có dịp thăm thác Bản Giốc nằm trên địa bàn xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Đây là một điểm di sản nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Trải qua quãng đường từ thành phố Cao Bằng đèo dốc quanh co, giữa bốn bể rừng núi, mây trời Đông Bắc, thác Bản Giốc sừng sững hiện ra như dải lụa trắng tinh giữa bức tranh thiên nhiên đẹp như miền cổ tích khiến những mệt mỏi của chúng tôi dường như tan biến hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục