(HBĐT) - Xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thu hút du khách bốn phương, đặc biệt là khách quốc tế không chỉ bởi thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà còn bởi bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào Dao được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Du khách nước ngoài khám phá nét đẹp trang phục của phụ nữ Dao xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc).
Anh Đỗ Đồng Hưng, điều phối viên thực địa của tổ chức AOP giới thiệu: Đây là nơi sinh sống của 75 hộ với khoảng 300 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Dao Tiền. Ấn tượng đầu tiên cũng là một trong những quan tâm chính để Dự án của tổ chức AOP tại Việt Nam, PEAK DMC Việt Nam chọn hỗ trợ bà con phát triển du lịch cộng đồng dựa vào yếu tố bản sắc văn hoá được bảo tồn khá tốt. Những nét đẹp vốn có về phong tục tập quán như nhà ở truyền thống, lễ nghi, tiếng nói, trang phục, chữ viết… được phát huy.
Điểm khá thú vị khi đến xóm Sưng là hầu hết các nếp nhà cổ với 4-5 gian lợp mái cọ và là nhà trệt. Mỗi du khách sẽ có cho mình một chiếc giường riêng thay vì nằm đệm như ở nhà sàn. Điều dễ gặp là giữa các nhà không có rào chắn xung quanh. Đến đây, du khách có thể đi qua sân của nhà khác một cách bình thường mà không có một sự ngăn cách nào cả. Quanh xóm có nhiều cây cổ thụ rất to, có cây đến 600 năm tuổi. Các cây cổ thụ được coi như là báu vật từ đời này sang đời khác chứng kiến những đổi thay của bản, minh chứng cho sự chung sống hoà hợp giữa con người và thiên nhiên.
Du khách thường thấy phụ nữ người Dao ngồi bên hiên cửa, tỉ mẩn thêu từng hoa văn hoạ tiết, cặm cụi hong khô những chiếc khăn mới được nhuộm chàm. Trang phục Dao Tiền là nhánh trang phục Dao duy nhất mặc váy ở cả nam và nữ. Do đó, công đoạn nhuộm chàm và in váy của người Dao Tiền phức tạp hơn cả. Một miếng vải trắng sau khi mài nhẵn sẽ được vẽ họa tiết bằng sáp ong trước khi nhuộm bằng nước chàm và phơi ra ngoài nắng. Công đoạn này lặp đi lặp lại hàng chục lần để có được màu chàm đen bền và đẹp. Chị Lý Sao Mai, điều phối viên của Công ty du lịch cộng đồng Đà Bắc tại xóm Sưng tiết lộ: Từ nhỏ, phụ nữ Dao Tiền đã phải tự biết làm trang phục truyền thống. Cũng vì nhúng tay vào nước chàm rất nhiều lần nên hầu như tay của chị em trong xóm đều được "nhuộm” đen.
Người Dao trong xóm biết cách bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là những phong tục tập quán từ xưa để lại. Vào dịp cuối năm, du khách dễ dàng bắt gặp những buổi nghi lễ kéo dài vài ngày. Đó là lễ trưởng thành của các cậu bé Dao Tiền 10 tuổi, để được ghi nhận trong gia phả dòng tộc, chính thức mang trách nhiệm thờ cúng tổ tiên. Buổi lễ có nhiều điều có thể khám phá, nổi bật hơn cả là điệu chèo chèo. Hiện nay, điệu chèo chèo cũng là một trong những điệu múa phổ biến trong các cuộc giao lưu văn nghệ của bà con và du khách. Người đàn ông Dao còn phải biết ngôn ngữ dân tộc mình để thờ cúng tổ tiên. Vì lẽ đó, lớp học chữ Dao tại xóm Sưng được hình thành. Hàng tháng, vào ngày mùng 1 và ngày rằm (âm lịch), đàn ông từ già, trẻ, lớn, bé đều được tham gia lớp học. Ngôn ngữ, chữ viết cứ vậy mà được lưu giữ đến ngày nay. Người Dao dùng chữ gắn với chữ Hán, chữ Nôm và viết trên giấy dó. Du khách có thể xin một chữ Dao may mắn về làm quà trong chuyến đi.
Bên cạnh những phong tục, tập quán, nét đẹp văn hoá trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân xóm Sưng cũng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm. Đến đây, du khách được thăm hang Sưng gắn với sự tích về bà Hoàng Lan và 2 cô con gái, thăm rừng chè shan tuyết, nương lúa, nương ngô. Du khách có dịp thưởng thức những món ăn của người Dao mang hương vị núi rừng, như rượu hoẵng, thịt chua, thịt gà chặt miếng xào với măng chua, hạt dổi… Trải nghiệm dịch vụ tắm lá thuốc, ngâm chân theo phương thức của người Dao Tiền. Các homestay, hướng dẫn viên quanh xóm là những cụ ông trong xóm có nhiều kinh nghiệm và các hướng dẫn viên trekking là những người có sức khoẻ, kinh nghiệm đi rừng sẽ đồng hành cùng du khách trong hành trình khám phá thiên nhiên và nét độc đáo của văn hoá truyền thống.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 10/12, Khu nghỉ dưỡng Lương Sơn Retreat, thuộc thôn Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) chính thức khai trương, đặt thêm dấu ấn cho sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
(HBĐT)-Từ ngày 5-7/12, Sở VH-TT&DL tổ chức đón đoàn Famtrip từ TP Hà Nội đến khảo sát, trải nghiệm sản phẩm du lịch thể thao trên hồ thuộc khu du lịch (KDL) hồ Hoà Bình. Thành phần đoàn Famtrip gồm đại diện các công ty lữ hành, phóng viên các cơ quan báo chí T.Ư và của tỉnh.
Ngày 6/12, tại Hà Nội, Báo Văn hóa tổ chức họp báo bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022. Việc bình chọn 10 sự kiện được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Báo Văn hóa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện thường niên.
(HBĐT) - Đà Lạt - thành phố rực rỡ sắc hoa quanh năm đua nở với khí hậu trong lành, mát mẻ và cuộc sống bình dị, êm đềm. Bởi vậy đã thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Một trong những điểm hấp dẫn phải kể đến chợ Đà Lạt với sự đa dạng mặt hàng, phục vụ mọi nhu cầu của khách du lịch.
Đây là chủ đề xuyên suốt của Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV diễn ra từ ngày 2/12- 4/12 trên Đất Tổ Hùng Vương.
(HBĐT) - Sở VH-TT&DL vừa tổ chức tổng duyệt chương trình của đoàn Hoà Bình chuẩn bị tham gia Ngày hội Văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV tại tỉnh Phú Thọ, năm 2022.