(HBĐT) - Cao Phong - Mường Thàng từ lâu đã được biết đến là một trong bốn vùng Mường lớn của tỉnh. Huyện sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có núi, hồ thủy điện, vùng thảo nguyên, rừng già, bản sắc văn hóa dân tộc Mường và nhiều địa danh lịch sử văn hóa. Thời gian qua, Cao Phong đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Đồng thời, huyện chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài tỉnh.



Hàng năm, đền Chúa Thác Bờ, xã Thung Nai (Cao Phong) thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái.

Đã khá lâu chị Lê Thị Hương, quận Hà Đông (Hà Nội) chưa trở lại thăm Mường Thàng. Dịp này, các con được nghỉ hè, chị đưa cả gia đình đến với Cao Phong - nơi chị đã công tác trong một thời gian ngắn. Chị Hương chia sẻ: Trên địa bàn huyện có những địa danh khó quên đối với chúng tôi. Đó là Thung Nai mênh mang nước hồ, đền bà chúa Thác Bờ, bản Mường Giang Mỗ, núi Đầu Rồng, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, khu di tích lịch sử chùa Khánh, chùa Quoèn Ang... Cùng với đó là bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các phẩm mía, cam đậm đà hương vị… Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch sinh thái, tâm linh...
Đồng chí Bùi Yến Minh, Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Những năm gần đây, huyện có nhiều hoạt động để phát triển du lịch. Huyện quan tâm xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. Theo đó, tiếp tục quy hoạch xây dựng các tuyến du lịch: Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà: du lịch làng cổ dân tộc (Mường, Dao) với làng nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm; khu di tích lịch sử anh hùng Cù Chính Lan, đền Bờ, du lịch sinh thái hồ Hòa Bình, tham quan du lịch cộng đồng xóm Tiện, xã Thung Nai, xóm Mỗ, xã Bình Thanh. Tuyến du lịch Hợp Phong - Dũng Phong - Thạch Yên gồm: Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Quoèn Ang, vườn hoa núi cối xã Hợp Phong, chùa Khánh, xã Thạch Yên; du lịch xóm Rớm Khánh, xã Thạch Yên. Tuyến du lịch thị trấn Cao Phong - Hợp Phong gồm: Du lịch sinh thái miệt vườn cam, mía; du lịch hồ Cạn Thượng; làng cổ dân tộc Mường xóm Cạn, xóm Mừng (Hợp Phong). Tuyến du lịch Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, khu danh lam thắng cảnh cấp quốc gia quần thể hang động núi Đầu Rồng, đền Thượng Bồng Lai, đền Đông Sơn tại khu 3, thị trấn Cao Phong.
Huyện cũng khuyến khích xây dựng các công trình có kiến trúc đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với khai thác tài nguyên nhân văn, tô đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương để tạo ra điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch. Ngành chức năng đã tuyên truyền, vận động nhân dân các xóm: Mỗ, xã Bình Thanh; Tiện, xã Thung Nai: Mừng, xã Hợp Phong nâng cao ý thức cộng đồng, kỹ năng đón tiếp khách, dọn dẹp cảnh quan môi trường, tập luyện thêm nhiều tiết mục văn nghệ mới. Khuyến khích bà con xóm Rớm Khánh, xã Thạch Yên tiếp tục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng.
Bên cạnh đó, huyện quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng làm du lịch cho người dân tại các khu, điểm du lịch. Chú trọng tuyên truyền các luật, nghị định, thông tư về du lịch đang hiện hành; giới thiệu bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch. Đến nay, huyện đã có 20 cơ sở lưu trú với trên 200 phòng, trong đó có 17 nhà nghỉ, 3 điểm du lịch cộng đồng, thu hút 1.700 lao động trong lĩnh vực du lịch.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo du lịch huyện Cao Phong, hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2023 có nhiều khởi sắc. Số khách đến tham quan trên địa bàn huyện đạt hơn 221.800 lượt, tăng 135,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế 636 lượt, khách nội địa gần 221.170 lượt. Doanh thu đạt 135 tỷ đồng, tăng 214,2% so với cùng kỳ. Huyện đang huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng, phát triển du lịch theo quy hoạch. Chú trọng quảng bá, thu hút đầu tư, khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực phát triển du lịch. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cho các khu điểm, bản cộng đồng, các nhà nghỉ, HTX du lịch; xây dựng chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp để thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch... 


Hương Lan

Các tin khác


Xã Thành Sơn: Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch

(HBĐT) - Cách quốc lộ 6 khoảng 17 km, xã Thành Sơn (Mai Châu) địa hình phần lớn là đồi núi, khí hậu mát mẻ, cảnh sắc hùng vĩ, không khí trong lành, yên tĩnh. Từ những lợi thế đó, xã từng bước khai thác để thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Vietnam Airlines và Tập đoàn du lịch Expedia mở rộng hợp tác toàn cầu

Vietnam Airlines và Expedia Group, một trong những tập đoàn du lịch lớn nhất thế giới có trụ sở tại Mỹ, đã công bố mở rộng mối quan hệ hợp tác ra phạm vi toàn cầu.

Gặp người nông dân làm homestay ở Nà Phòn

(HBĐT) - Nằm sát Mai Châu Ecolodge ở xã Nà Phòn, huyện Mai Châu là khu nghỉ dưỡng Mai Châu Sky Resort. Vị trí đắc địa bao quanh bởi núi đồi, cỏ cây xanh tốt gần gũi với thiên nhiên, Mai Châu Sky Resort được thiết kế những ngôi nhà sàn giản dị, mộc mạc mang đậm chất vùng núi Tây Bắc. 

Bãi biển Lộc Hà - vẻ đẹp hoang sơ giữa lòng miền Trung

(HBĐT) - Với vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và thơ mộng, bãi biển Lộc Hà (bãi tắm Xuân Hải), thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh là địa điểm du lịch hấp dẫn cho những ai muốn tìm sự thư giãn, tận hưởng không khí trong lành của biển cả. Gác lại bộn bề lo toan trong cuộc sống để đắm mình vào thiên nhiên, thả hồn trong màu xanh biếc của biển, làm dịu đi cái nắng oi ả của mùa hè.

Triển vọng mô hình nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch vùng hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hoà Bình có dung tích hơn 9 tỷ m3. Với dạng hình lòng máng, được bao bọc bởi những dãy núi cao, đáy hồ sâu, nguồn lợi thuỷ sản phong phú, hồ Hoà Bình được coi là kho tàng quý báu về thuỷ sinh vật, được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, thu hút khách tham quan du lịch. Năm 2016, hồ Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia đến năm 2030. Khai thác lợi thế diện tích mặt nước và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều hộ dân vùng lòng hồ Hoà Bình đã phát triển mô hình nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hơn 1 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7

Tháng 7/2023, Việt Nam đón 1,038 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,5% so với tháng trước. Đây là tháng đầu tiên kể từ đầu năm 2023, ngành du lịch đón trên 1 triệu lượt khách quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục