Trả lời:
Hiện nay, tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện theo Quyết định số59, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Ngày 28/6/2016, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 17, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Thông tư số 17, không quy định về bình xét hộ nghèo; quy trình rà soát, chỉ có bước tổ chức họp dân để thống nhất các nội dung đánh giá, chấm điểm hộ gia đình theo các mẫu phiếu ban hành kèm theo Thông tư số 17, đã phù hợp với điều kiện thực tế của hộ gia đình hay chưa, không thực hiện bình xét hộ nghèo hay không nghèo như trong các giai đoạn trước đây.
Qua khảo sát, nắm tình hình ở các địa phương cho thấy: việc hỗ trợ trực tiếp các nhu yếu phẩm, điện sinh hoạt như hiện nay không còn phù hợp, ngày6/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25, về việc bãi bỏ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo quy định, tại Quyết định số 102, ngày 07/8/2009 của thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, ngày 21/8/2018, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 304, thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về rà soát, tích hợp chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội. Theo đó, đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương thức chi trả phù hợp, hiệu quả để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện trong các năm 2019, 2020; sau năm 2020 giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án tích hợp chính sách hỗ trợ tiền điện vào khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia.
* Về "đề nghị nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay ưu đãi để giúp các hộ thoát nghèo bền vững, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước":
Hiện nay nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 được hướng dẫn xây dựng thành dự án có đối tượng, mục tiêu cụ thể, trong đó đã tổ chức "tập huấn kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật thực hiện dự án" (điểm c Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 18, ngày 9/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020) cho các đối tượng tham gia dự án.
* Đối với việc hỗ trợ vốn vay ưu đãi: hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo hỗ trợ các chính sách vay vốn ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn... thông qua một số chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội; chương trình tín dụng hộ nghèo, chương trình tín dụng hộ cận nghèo, chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo, chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình tín dụng hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chương trình cho vay giải quyết việc làm,.... Theo báo cáo đánh giá của Ngân hàng Chính sách xã hội, các khoản vay ưu đãi nêu trên đã hỗ trợ các hộ dân ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững.
L.N (TH)
(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Đạt (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết việc trồng cây phân tán trong bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện như thế nào? Trả lời: