(HBĐT) - Vừa qua, cử tri thành phố Hòa bình đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng đề án hỗ trợ dạy nghề cho nhân dân ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

Vấn đề cử tri nêu, UBND tỉnh trả lời như sau:

Thực hiện Quyết định số 1956/ QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, UBND tỉnh đã ban hành đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tại Quyết định số 45, ngày 14/1/2011 và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Đề án;

Tiếp theo đó, ngày 28/9/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1157, ngày 30/6/2017 về việc quy định danh mục nghề, mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định số 46/QĐ-TTg, ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Kế hoạch số 21, ngày 4/3/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020.

Theo các văn bản trên thì đối tượng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp là một trong các đối tượng thuộc diện ưu tiên để được hỗ trợ đào tạo. Từ khi thực hiện đề án đến nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 37 nghìn lượt lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề với tổng kinh phí khoảng 55 tỷ đồng (nguồn ngân sách địa phương hơn 10 tỷ đồng), trong đó lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp là 245 người. Hiện nay, mức hỗ trợ đào tạo đang áp dụng cho đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp từ 1,5 - 2,8 triệu đồng/người/ khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng ngành nghề và thời gian học thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000 đồng/ngày thực học/người; mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Ngoài ra, sau khi học xong, học viên được tư vấn, giới thiệu việc làm, được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm, tham gia xuất khẩu lao động. Trên cơ sở quy định sẵn có, nhân dân những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu học nghề có thể đăng ký hàng năm, khi địa phương khảo sát nhu cầu học nghề trên địa bàn để được xem xét hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp.

L.N (TH)


Các tin khác


Sẽ điều chỉnh bộ đơn giá đo đạc địa chính đăng ký đất đai đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế cua tỉnh

(HBĐT) - Vừa qua, cử tri huyện Đà Bắc phản ánh và đề nghị: UNND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh theo hướng giảm mức phí trích đo, làm thủ tục cấp mới, sang tên, tặng cho, chuyển nhượng các loại đất.

Quy định về trồng cây phân tán trong bảo vệ, phát triển rừng

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Đạt (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết việc trồng cây phân tán trong bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện như thế nào? Trả lời:

Quy định chính sách đối với Trưởng xóm có thời gian công tác lâu năm

(HBĐT) - Vừa qua, cử tri huyện Cao Phong đề nghị: UBND tỉnh nghiên cứu xem xét ban hành quy định chính sách đối với Trưởng xóm có thời gian công tác lâu năm khi nghỉ công tác.

Bộ nội vụ trả lời kiến nghị của cử tri về chính sách thu hút cán bộ chức các xã vùng 135

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm kéo dài việc thụ hưởng chính sách thu hút cán bộ, công chức các xã vùng 135 theo Nghị định số 116, ngày 24/ 12/ 2010 của Chính phủ. Theo đó, quy định cán bộ, công chức công tác tại các vùng này chỉ được hưởng chính sách thu hút 5 năm, sau 5 năm không được hưởng các chế độ theo chính sách thu hút trong khi xã này vẫn đang thụ hưởng chính sách Chương trình vùng 135.

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri về bảo vệ môi trường nước vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biện pháp xử lý rác thải, đất, nước thải để bảo vệ môi trường nước vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.

Bộ Y Tế trả lời kiến nghị của cử tri về công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm

(HBĐT) - Cử tri Hòa bình phản ảnh: thời gian qua, công tác truyền thông về ATTP vẫn chưa phát huy hiệu quả. Tại các Khu công nghiệp, trường học… vẫn xảy ra nhiều vụ việc ngộ độc thực phẩm gây hoang mang dư luận. Cử tri đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nặng với những đối tượng xem nhẹ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục