(HBĐT) - Mùa xuân là mùa của lễ hội. Sau Tết Nguyên đán, hàng loạt lễ hội lớn, nhỏ diễn ra khắp các huyện, thành phố. Lễ hội đã trở thành loại hình văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần, tâm linh. Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 54 lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao được đăng ký tổ chức. Tính đến ngày 10/3 đã có 47 lễ hội tổ chức, trong đó, 3 lễ hội cấp huyện được phục dựng và 44 lễ hội cấp xã, thôn, bản. Tiêu biểu là các lễ hội dân gian như: lễ hội ở 4 Mường Bi, Vang, Thàng, Động của dân tộc Mường; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày; lễ hội Xên bản, Xên mường của dân tộc Thái; lễ hội tâm linh như: chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc)...


Thực hiện các chỉ thị, quyết định của trung ương, tỉnh về việc tổ chức, quản lý lễ hội, Sở VH-TT&DL đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nhất là các lễ hội đầu xuân. Sở cũng ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời cho các địa phương chuẩn bị tốt điều kiện để tổ chức lễ hội trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác thẩm định, cấp phép tổ chức các lễ hội theo đúng quy định. Phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương chỉ đạo ký cam kết và tổ chức kiểm tra hoạt động lễ hội, kiên quyết xử lý các vi phạm. Thanh tra Sở phối hợp với Ban quản lý di tích tỉnh, Phòng PA83 (Công an tỉnh) kiểm tra công tác chuẩn bị ại các điểm diễn ra lễ hội do cấp huyện tổ chức và một số điểm lễ hội dài ngày. Tiến hành ký cam kết với các ban tổ chức lễ hội năm 2018. Kết quả đã ký cam kết được 7 điểm lễ hội gồm: lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy), Mường Động (Kim Bôi), Mường Thàng (Cao Phong), Đền Bờ (Đà Bắc, Cao Phong), động thác Bờ (Tân Lạc), đền Thượng Bồng Lai (Cao Phong).


Lễ hội Khai mùa Mường Thàng, xã Dũng Phong (Cao Phong) được phục dựng theo nghi lễ truyền thống, nhận được sự ủng hộ của nhân dân trong vùng.

Theo đánh giá của Sở VH-TT&DL, nhìn chung, các lễ hội được tổ chức đúng quy định và được giám sát của các cơ quan chức năng. Các hoạt động trong lễ hội phong phú, mang đậm bản sắc các dân tộc Hòa Bình, tạo được những nét đẹp về văn hóa. Thông qua lễ hội góp phần phục dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống và đáp ứng đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Trong phần hội, việc phục dựng lại các trò chơi dân gian cùng với các môn thể thao đã thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Qua đó đem lại không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu xuân để bắt đầu một năm lao động sản xuất, làm việc. Lễ hội cũng là những điểm nhấn tạo điều kiện phát triển du lịch các địa phương.

Hoạt động lễ hội đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được tôn vinh, phát huy và lưu truyền cho thế hệ sau. Tuy nhiên, vẫn còn những điều chưa đẹp diễn ra tại các lễ hội. Dưới góc nhìn của Sở VH-TT&DL, tại một số lễ hội tâm linh như chùa Tiên, đền Bờ vẫn tiếp diễn tình trạng xem quẻ, lá số mang tính chất mê tính dị đoan; hoạt động đốt vàng mã nhiều. Hiện tượng này dù đã được cơ quan chức năng tuyên truyền và tăng cường kiểm tra, xử lý nhưng thực sự chưa triệt để, còn tình trạng cố tình vi phạm. Tại một số lễ hội vẫn tiếp diễn dịch vụ đổi tiền lẻ. Tại khu vực động Thác Bờ, mặc dù đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh về việc yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng trái phép nhưng cá nhân ông Hồ Xuân Trữ vẫn chưa thực hiện. Công tác quản lý tiền giọt dầu, công đức tại một số điểm di tích, lễ hội chưa cụ thể, rõ ràng.


Người đi lễ nhét tiền lẻ vào cửa - nơi thờ tự tại đền Bờ, xã Thung Nai (Cao Phong).

Theo quan sát của phóng viên, tại các điểm lễ hội vẫn có người ăn xin ngồi lê lết. An toàn thực phẩm là vấn đề đáng lưu tâm khi các hàng quán bán đồ ăn, uống không tủ che đậy, lộn xộn, lấn lối đi. Không ít người phàn nàn lễ hội mà như hội chợ. Công tác vệ sinh môi trường tại nhiều điểm lễ hội chưa đảm bảo. Ban tổ chức chưa bố trí được các điểm thu gom rác thải. Khách thăm quan, người đi lễ hội xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Cứ sau lễ hội, khu vực tổ chức lại ngập rác vẫn tiếp diễn. ở khu vực chùa Tiên, rác được tập kết tại bãi rác sau động Cô Chín nhưng biện pháp xử lý chủ yếu là đốt. Việc đốt không triệt để dẫn đến bốc mùi hôi, thối, gây ô nhiễm không khí. Việc bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh khu vực di tích này chưa chặt chẽ, cụ thể một số đồi đất bị đào bới.


Các loại đồ ăn như hoa quả dầm, xúc xích, những lọ và túi nilon tương ớt với màu đỏ "bất thường” được bày bán ngay trong sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) - nơi diễn ra lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2018.

Khu vực cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) - điểm xuất phát đi đền Bờ lổn nhổn những đống rác, mùi xú uế bốc ra. Đường lên xuống thuyền tại cảng và điểm đến đền Bờ khó khăn, thậm chí một số thuyền va chạm nhau. Người ngồi trên thuyền không mấy ai mặc áo phao. Thời điểm đông người đi lễ, tình trạng chen lấn, xô đẩy, người sau vái vào lưng người trước, rải tiền lẻ lung tung, gài tiền vào đồ thờ tự, cửa đền vẫn diễn ra.

Tại đền Bờ, xã Thung Nai (Cao Phong) có 4 điểm rút quẻ, xem tướng, khấn hộ. Người rút quẻ phải trả 20.000 đồng/lượt và đứng xung quanh gây ách tắc lối đi. Một số người tự ý hóa vàng ngay sát đường đi. Các mặt hàng như đồ chơi trẻ em bạo lực, trò chơi ăn tiền vẫn xảy ra tại các lễ hội như Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), chùa Tiên (Lạc Thủy)… Như vậy là không ít hạn chế tại các lễ hội từ các năm trước đến lễ hội năm nay vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Để phát huy nét đẹp của các lễ hội, góp phần tạo việc làm, phát triển du lịch cần sự chung tay vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, các địa phương và ý thức của chính người đi lễ.


Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý vi phạm

Để quản lý tốt các lễ hội trên địa bàn tỉnh, Sở VH-TT&DL sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý kịp thời các vi phạm. Trong đó sẽ kiểm tra thường xuyên đối với ban tổ chức lễ hội, chủ cơ sở thờ tự tại những điểm lễ hội diễn ra dài ngày như chùa Tiên, đền Bờ. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân các quy định về tổ chức, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Bên cạnh đó rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là vai trò giám sát của nhân dân. Từ đó giúp các cơ quan quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ, đem lại nét đẹp cho các lễ hội, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Hoà Bình.

Lưu Huy Linh

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL

 

Giữ nét đẹp văn hoá lễ hội

Trên địa bàn huyện Cao Phong có 6 lễ hội cấp huyện, xã, xóm. Công tác tổ chức, quản lý các lễ hội được huyện quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đảm bảo đúng quy định. An ninh trật tự tại các nơi diễn ra lễ hội đảm bảo. Đặc biệt, năm 2017, huyện đã phối hợp với Sở VH-TT&DL tiến hành phục dựng lễ hội Khai mùa Mường Thàng quy mô cấp huyện, đảm bảo đặc trưng văn hoá của vùng Mường Thàng, không pha tạp, vay mượn hoặc cải biên làm biến dạng nghi lễ truyền thống.

Việc phục dựng lễ hội được người dân đồng tình, ủng hộ và rất phấn khởi. Tuy nhiên, do chưa có nhiều thời gian chuẩn bị nên mùa lễ hội năm 2018, phần hội chưa có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Công tác quảng bá lễ hội, nét đẹp văn hoá thực hiện cũng chưa nhiều. Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu khắc phục trong các mùa lễ hội sau.

Quách Văn Ngoan

Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong

 

Nên nói không với việc đốt vàng mã

Mỗi người đi lễ nên tìm hiểu về nơi mình đến và cách hành lễ sao cho đúng. Đền là thờ Thánh, những người có công với quê hương đất nước, chùa là nơi thờ Phật. Đến những nơi thờ tự linh thiêng, người dân nên có sự trang nghiêm, thanh tịnh từ trang phục đến cử chỉ, lời nói. Trong giáo lý nhà Phật, không ghi đốt vàng mã, người dân nên bỏ thói quen này. Không nên phung phí tiền bạc vào vàng mã và lễ vật mà nên làm những việc thiện. Nhà chùa sẽ hướng đến thay đổi nhận thức của người đi lễ. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay đã có hàng vạn người đến lễ chùa. Năm nay, việc đốt vàng mã dần có sự thay đổi so với trước đây.

Thích Trí Thịnh

Phó trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Hoà Bình

 

Cần ứng xử văn minh khi đi lễ hội

Đầu xuân năm nào tôi và gia đình cũng đi đến một số đền, chùa, lễ hội trong tỉnh như đền Bờ, chùa Tiên, chùa Hoà Bình phật quang, đền Thượng Bồng Lai… Chúng tôi đi để vừa cầu một năm mới sức khoẻ, bình an, vừa thăm quan, vãn cảnh, tìm sự thư thái cho tâm hồn.

Năm nay, tôi không còn thấy tình trạng người mặc mặc váy, quần ngắn đi đền, chùa. Tuy nhiên, không ít người đi lễ ứng xử chưa văn minh khi chen lấn, xô đẩy, to tiếng với nhau chỉ để chen lên trước. Có người tự ý hoá vàng ngoài nơi quy định. Có người lại ăn uống nhồm nhoàm ngay sát khu thờ tự, bạ đâu thả rác ở đó. Trong khi đó, ban tổ chức không thấy bố trí thùng đựng rác. Tiền lẻ rải và nhét khắp các ban thờ, cánh cửa mà không được thu gom kịp thời, gây phản cảm. Mỗi người đi lễ hội, đến nơi tôn nghiêm cần ứng xử văn minh hơn.

Nguyễn Thị Nhung

Tổ 10, phường Thịnh Lang, TP Hoà Bình

 

 Cẩm Lệ


Các tin khác


Để viễn thông - internet là nền tảng hội nhập và phát triển

(HBĐT) - Trong thời đại công nghệ số, viễn thông - internet là những phương tiện hữu hiệu để phát triển KT-XH, đem lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp hơn với đầy đủ phương tiện thông tin. Bởi vậy, quan tâm đầu tư phát triển viễn thông - Internet trên địa bàn là việc làm cần thiết để tạo nền tảng hội nhập và phát triển.

Nhìn lại 4 năm thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt

(HBĐT) - Luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt được xem là nội dung quan trọng hàng đầu cần được tái cơ cấu (TCC) mạnh mẽ để góp phần quyết định mức độ thành công của quá trình TCC ngành nông nghiệp tỉnh ta. Nhìn lại 4 năm (2014 – 2017) thực hiện TCC lĩnh vực trồng trọt, có thể thấy các địa phương trong tỉnh đã tạo được nhiều chuyển biến rõ rệt và thực chất nhằm thúc đẩy lĩnh vực này phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng với những giá trị bền vững.

Xử lý rác thải y tế - những vấn đề đặt ra

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành Y tế, tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 613 kg /ngày, trong đó lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thành phố khoảng 474kg/ngày; lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn khoảng 139kg/ngày. Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 2.560 giường bệnh. Do vậy, tổng khối lượng chất thải y tế dự báo ước tính hơn 3.600kg/ngày, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính 832kg/ngày.

Tuân thủ các biện pháp phòng - chống đói, rét để giảm thiệt hại đàn gia súc

(HBĐT) - Miền Bắc đang trải qua những đợt rét đậm, rét hại. Một số nơi xuất hiện băng giá như ở Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn. Vào lúc này, công tác phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Tại tỉnh ta, sau 2 đợt rét đậm, rét hại khá sâu đang có thêm những đợt mưa rét kéo dài khiến người chăn nuôi lo lắng trước diễn biến đáng ngại của thời tiết.

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở - nhìn từ thực tiễn

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, có nề nếp việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở tất cả các loại hình cơ sở. Kết quả vận dụng linh hoạt phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội; phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Gỡ “nút thắt” cho các công trình giao thông trọng điểm

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng một số dự án giao thông quan trọng như: Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 433, 435, 438 B… Dự kiến khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, các công trình này sẽ góp phần tạo đà thúc đẩy giao thương, thu hút đầu tư, phát triển KT-XH. Tuy nhiên, quá trình triển khai, thực hiện còn nhiều điểm vướng dẫn đến chậm tiến độ, gây lãng phí nguồn vốn, công trình và bức xúc trong nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục