(HBĐT) - Ngoài hình thức tuyên truyền truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền bằng hình thức trực quan như treo băng zôn, khẩu hiệu… thì phương pháp tuyên truyền miệng là một trong những cách thức quan trọng, hiệu quả đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đi vào cuộc sống.


Cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tại xã Quang Tiến, TP Hòa Bình.

Thực trạng công tác bao phủ BHXH, BHYT

Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã đi vào thực tiễn, góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội. Chất lượng dịch vụ BHXH, BHYT từng bước được cải thiện theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện với người tham gia. Việc thực hiện chi trả các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN luôn triển khai kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thủ tục hành chính được cải cách gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, qua đó chuyển đổi mạnh mẽ tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách.

Tính đến hết tháng 10/2022, toàn tỉnh có trên 92 nghìn người tham gia BHXH; trong đó, tham gia BHXH bắt buộc trên 79 nghìn người, tham gia BHXH tự nguyện trên 12 nghìn người. Bên cạnh đó, số người tham gia BHYT trên 768 nghìn người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 87,75% dân số. Việc chi trả chế độ BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện kịp thời, đúng quy định. 

Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ BHXH còn thấp so với tiềm năng. Số người tham gia BHXH mới đạt 19% so với lực lượng lao động trong độ tuổi trên địa bàn tỉnh, thấp hơn 3% so với chỉ tiêu đề ra tại Kế hoạch số 160/KH-UBND của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW giai đoạn đến năm 2021. Đến năm 2025 còn phải bao phủ 11% lực lượng lao động tham gia BHXH mới. Hiện, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH còn chậm; tính tuân thủ luật pháp chưa cao, tình trạng trốn đóng, nợ đóng, đóng không đủ số lượng và mức đóng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn xảy ra. Tỷ lệ bao phủ BHYT còn thấp và chưa bền vững, mới đạt 87,75 % dân số, thấp hơn 6,94% so với chỉ tiêu giao năm 2022 tại Kế hoạch số 108/KH-UBND của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 56/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Mới đây, tại Hội thảo "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, góp phần đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHXH tự nguyện vào cuộc sống" do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo (Ban Tuyên giáo T.Ư), Trung tâm truyền thông (BHXH Việt Nam), BHXH tỉnh tổ chức, đã đánh giá: Trong thời gian qua, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT còn gặp nhiều khó khăn do thay đổi chính sách. Năm 2021, thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 612/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc nên số thẻ BHYT trong tỉnh bị cắt giảm trên 139 nghìn người (trong đó trên 135 nghìn người là đồng bào dân tộc và trên 4 nghìn người sống ở vùng đặc biệt khó khăn) không được ngân sách đóng, hỗ trợ đóng BHYT. Từ ngày 1/1/2022, toàn tỉnh có thêm 8 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với số dân trên 35 nghìn người, trong đó có trên 15 nghìn người là đồng bào dân tộc thiểu số không được cấp thẻ BHYT, dẫn đến số người tham gia BHYT giảm.

Thực hiện Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chuẩn nghèo, do đó mức đóng BHXH tự nguyện tăng. Đồng thời do tác động thông tin về thời gian đóng, tuổi nghỉ hưu tăng, thời gian đóng, hưởng chế độ hưu trí còn chưa linh hoạt đã ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều đơn vị, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, người lao động không có việc làm phải nghỉ việc. Nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của người người lao động. Thu nhập người dân giảm do dịch bệnh nên không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, số lao động cùng tham gia BHXH, BHYT giảm.  

Cũng tại Hội thảo về "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, góp phần đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHXH tự nguyện vào cuộc sống", theo đánh giá của đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, hiện nay, các cấp chính quyền đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Tuy nhiên, một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm thỏa đáng đến chính sách BHXH, BHYT. Một số cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội chưa thật sự chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT theo lĩnh vực phụ trách. Nội dung tuyên truyền, nhất là kỹ năng tuyên truyền của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về lĩnh vực này còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số bộ phận cán bộ, chủ sử dụng lao động, công nhân lao động và người dân chưa hiểu rõ chế độ, chính sách và lợi ích cũng như sự cần thiết phải tham gia BHXH, BHYT. Mặt khác, tâm lý chủ quan còn phổ biến, nhiều người nghĩ rằng bệnh tật khó đến với mình, tuổi già còn xa mới tới và đặc biệt là tâm lý lúc nào ốm đau mới lo...

Trước tình trạng đó, cần tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng để nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chính sách BHXH, BHYT, từ đó thay đổi hành vi, tâm lý chủ quan về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, chăm lo đời sống khi không có việc làm, khi ốm đau và lúc về già...

Công tác tuyên truyền là trọng tâm

Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Để đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT vào cuộc sống thì công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong thời gian qua, BHXH tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp như: Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hội thi sân khấu hóa, phát tờ rơi, tờ gấp, băng zôn, sản phẩm truyền thông online... Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh xây dựng nhiều phóng sự, tin, bài tuyên truyền các chủ trương, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN, phản ánh kết quả đạt được, những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.

Nhằm đưa chính sách BHXH, BHYT đến người tham gia, BHXH tỉnh tổ chức hình thức truyền thông trực tiếp phù hợp với từng nhóm đối tượng; mô hình truyền thông đa dạng về hình thức qua đối thoại, tọa đàm trực tiếp, tư vấn nhóm nhỏ, theo hộ gia đình, tổ chức lễ ra quân... Bên cạnh đó, BHXH tỉnh đã tranh thủ, vận động sự tham gia tích cực của hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT, đội ngũ cộng tác viên truyền thông, người có uy tín, có tiếng nói trong đồng bào dân tộc thiểu số... để tuyên truyền, tư vấn tới từng đối tượng, hộ gia đình. 

BHXH tỉnh đã quan tâm nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác truyền thông, bố trí viên chức có năng lực, kinh nghiệm trong công tác truyền thông qua báo chí, tạp chí điện tử với số lượng, tần xuất tin, bài, phóng sự chuyên mục tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tăng. Đẩy mạnh sản xuất, đăng tải, phát sóng các thể loại báo chí hiện đại về BHXH, BHYT, BHTN như: livestream trực tiếp, bài Infographich, góp phần tạo sức hút và lan tỏa các chính sách an sinh xã hội tới đông đảo độc giả.       
 
 Ngành BHXH yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc BHXH tỉnh mỗi người là một "thông tin viên” nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác truyền thông xã hội. Theo dõi sát sao, nắm bắt thông tin phản hồi trên báo chí, mạng xã hội và dư luận cán bộ, nhân dân phản ánh các mặt tích cực, tiêu cực trong tổ chức thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT trong phạm vi lĩnh vực và địa bàn công tác. Thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn nhằm cung cấp cho đội ngũ phụ trách truyền thông, đội ngũ cộng tác viên truyền thông, nhân viên thu BHXH, BHYT những nội dung, kỹ năng cần thiết trong triển khai các hoạt động truyền thông. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác truyền thông tại cơ sở.

 Việt Lâm


Các cơ sở y tế tạo niềm tinvới người bệnh

Mục tiêu hàng đầu của ngành Y tế là nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhằm tạo niềm tin với người bệnh và đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 3 bệnh viện gồm cả công lập và tư nhân, 8 phòng khám đa khoa tư nhân, 10 trung tâm y tế và 151 trạm y tế đã tham gia khám, chữa bệnh BHYT. Người dân có thẻ BHYT đều được khám, chữa bệnh tại các tuyến trong tỉnh.

Đối với bệnh viện tuyến tỉnh đã triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật vượt tuyến như: thay khớp, can thiệp tim mạch, sọ não, tán sỏi qua da, hồi sức cấp cứu… Tuyến huyện triển khai nhiều kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực ngoại khoa, sản khoa, nội soi tiêu hóa… Các cơ sở y tế đều cải tiến quy trình khám bệnh, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, giảm đối đa việc đi lại của bệnh nhân. 100% cơ sở y tế đang áp dụng phần mềm công nghệ thông tin để thực hiện các thủ tục hành chính, quản lý thông tin người bệnh…

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế 2 huyện Đà Bắc, Mai Châu phối hợp rất tốt với các bệnh viện tuyến T.Ư để hội chẩn khám bệnh từ xa. Hàng năm, ngành Y tế cử hàng nghìn lượt cán bộ, y, bác sĩ tham gia các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn, cập nhật kiến thức nhằm nâng cao năng lực cán bộ, chuyển giao kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Hoàng Thị Thủy
Phó Giám đốc Sở Y tế



Đưa chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến từng hội viên

Để thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đến hội viên hội phụ nữ và người dân, năm 2017, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng mô hình "Vận động phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - vì sức khỏe gia đình” và làm điểm tại xóm Cời, xã Tân Vinh (Lương Sơn). Đây là địa bàn có tỷ lệ hội viên phụ nữ tham gia BHYT thấp, nhận thức về BHYT còn hạn chế. Qua triển khai mô hình đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo hội viên và người dân tham gia. Hiệu quả từ mô hình đã lan tỏa rộng rãi trên toàn tỉnh.

Tính đến tháng 9/2022, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã xây dựng và nhân rộng được 190 mô hình với sự tham gia 7.745 hội viên; mua và hỗ trợ được 12.129 thẻ BHYT hộ gia đình cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn, góp phần nâng tỷ lệ bao phủ người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh.

Hà Thị Bình
Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh



Đa dạng hình thức tuyên truyền miệng

Hiện nay, trên địa bàn TP Hòa Bình có 4 báo cáo viên cấp tỉnh, 29 báo cáo viên cấp thành phố. 70 chi, đảng bộ trực thuộc có 1.118 tuyên truyền viên cơ sở, 368 tổ tuyên truyền. 3 chi bộ có số đảng viên dưới 9 người không thành lập tổ tuyên truyền, đồng chí Bí thư chi bộ trực tiếp làm tuyên truyền viên của chi bộ.

Xác định công tác tuyên truyền tạo chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Do vậy, các cấp ủy, chính quyền chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức đa dạng, phong phú qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, trên hệ thống thông tin đại chúng, các hội nghị, sinh hoạt chi bộ, các cuộc họp tổ, xóm, khu dân cư….

Bên cạnh đó, cấp ủy các cấp của TP Hòa Bình đã khai thác hiệu quả các thế mạnh của mạng xã hội thông qua các trang facebook, zalo, fanpage… Tính đến nay, toàn hệ thống chính trị của thành phố đã thành lập trên 700 nhóm zalo với hơn 20 nghìn thành viên tham gia, 10 trang facebook, 22 trang fanpage, 2 trang thông tin điện tử và 1 website với hàng chục nghìn người truy cập, góp phần đắc lực vào công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
 
Nguyễn Thị Dung
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hòa Bình

Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục