Mặc dù nước ở đập thủy lợi U Tà khá bẩn vì trâu đằm, nước thải từ các lều trại xung quanh chảy về nhưng người dân xóm Tà, xã Do Nhân (Tân Lạc) vẫn phải dùng ti ô kéo nước về dùng vì không có nguồn nước khác.

Mặc dù nước ở đập thủy lợi U Tà khá bẩn vì trâu đằm, nước thải từ các lều trại xung quanh chảy về nhưng người dân xóm Tà, xã Do Nhân (Tân Lạc) vẫn phải dùng ti ô kéo nước về dùng vì không có nguồn nước khác.

(HBĐT) - Đi trên tỉnh lộ 436, qua địa phận xã Do Nhân (Tân Lạc), chúng tôi hỏi người dân về những đoạn tiô ngoằn ngoèo trên các taluy dương và được biết, đó là cách mà người dân ở đây dẫn nước về nhà. Thế nhưng, nguồn nước này không đảm bảo vệ sinh và tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với sức khỏe của người dân nơi đây.

 

Năm 2009 và 2010, xã Do Nhân được đầu tư xây dựng công trình nước sạch từ nguồn vốn Chương trình 134 ở Thung Vòng, xóm Khi và xóm Trăng. Thế nhưng, qua thời gian sử dụng, do ít được sửa chữa nên hiện tại, các công trình đã xuống cấp và hệ thông bể lọc không còn hoạt động. Đến nay chưa đến 1/3 số hộ trong xã được sử dụng nguồn nước từ các công trình này.

 

 “Mùa này nước còn thoải mái, vào mùa khô khổ lắm. Chỉ một vài hộ có điều kiện khoan giếng, còn lại đều dùng nguồn nước tự nhiên cách xa khu dân cư và không đảm bảo vệ sinh” - Đồng chí Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Do Nhân cho biết. Chúng tôi đến xóm Tà - xóm nhiều năm qua lấy nước sinh hoạt từ đập thủy lợi U Tà. Hình ảnh “ấn tượng” đầu tiên là những đường ống ti ô cỡ ngón chân cái ngoằn ngoèo trên các taluy dương của tỉnh lộ 436, cứ 5-6 m lại có một mấu nối.

 

Đập thủy lợi U Tà sau vài cơn mưa lớn, nước hồ dâng cao, xanh ngắt. “Bây giờ vào mùa mưa nên nước hồ khá trong và có vẻ sạch. Thế nhưng, hơn 2 tuần trước, mực nước thấp và đục lắm. Nước thải từ các lều trại xung quanh đều đổ về hồ này. Đó là chưa kể buổi chiều, trâu của bà con thả trong núi về còn xuống đằm” - Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết. Chỉ qua những chi tiết đó cũng đủ thấy được nguồn nước mà bà con xóm Tà đang sử dụng hàng ngày “sạch” đến mức nào. 

 

 Gia đình anh Bùi Văn Ngợi cùng với 3 hộ khác trong xóm góp tiền mua chung một đường ống dài khoảng 500 m để dẫn nước từ đập U Tà về sử dụng. Để hạn chế lượng đá vôi có trong nước, gia đình anh đã xây 2 bể chứa. Một bể chứa nước chảy từ trên đập về, để đá vôi và cặn lắng xuống mới hút lên bể trên nhà sử dụng. Dù vậy, đáy ấm đun nước của gia đình vẫn lắng rất nhiều cặn đá vôi nên phải cọ rửa hàng ngày. Không cọ rửa được hàng ngày như gia đình nhà anh Ngợi, ấm đun nước của gia đình ông Bùi Văn Nhạy phủ trắng lớp đá vôi đã kết tủa.

 

Theo ông Nhạy, vào mùa khô, việc “chạy nước” trở nên rất phổ biến ở xóm Tà. “Mực nước hồ thấp nên việc kéo lấy nước về rất khó khăn, nhiều khi trâu, bò giẫm lại phải chạy đi sửa. Có người ác ý, nhấc ti ô trên nguồn là mất cả buổi khắc phục. Nước khó khăn như vậy nên không thể vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho vật nuôi, nhất là nuôi lợn. Rất mong các cơ quan chức năng quan tâm, đầu tư xây dựng công trình nước sạch giúp người dân có nguồn nước hợp vệ sinh để sử dụng và chăn nuôi phát triển kinh tế” - ông Nhạy gửi gắm.

 

Theo ghi  nhận của chúng tôi, việc lấy nước về nhà của các hộ dân ở 3 xóm: Dạ, Mương 1 và xóm Mương 2 cũng rất gian nan. Các hộ dân chung nhau đường ống, xây bể chứa để san sẻ nước. Dẫu trong nước không có đá vôi như xóm Tà nhưng bà con nơi đây cũng khá lo lắng vì nước không đảm bảo vệ sinh. Bởi lẽ họ không lấy nước được nước trên nguồn mà phải ngăn các khe suối nên không tránh khỏi việc ô nhiễm do trâu, bò thả rông lên đồi. Ngoài ra, theo đồng chí Chủ tịch UBND xã Do Nhân, trước đây, có đoàn đi bán máy lọc nước, họ lấy mẫu nước kiểm tra thì thấy trong nước mà bà con đang sử dụng có hàm lượng kim loại cao, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

 

Trước thực trạng trên, bà con xã Do Nhân mong muốn các cơ quan hữu quan quan tâm, sửa chữa lại các công trình nước sạch đã được xây dựng, hiện đã xuống cấp. Đồng thời, đầu tư xây công trình nước sạch mới để người dân không phải dùng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

 

 

                                                                         Viết Đào(CTV)

 

 

Các tin khác

Toàn cảnh khóa đào tạo.
Tuyến đê kè bờ sông Bôi, đoạn qua huyện Lạc Thủy đã được đầu tư nâng cấp   đảm bảo an toàn và yêu cầu chống lũ thiết kế.
Không có hình ảnh
Đoàn Công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh phối hợp với Công an tỉnh Phú Thọ kiểm tra thực tế tại Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế ở Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Hà Tĩnh thừa nhận ''có thiếu sót'' trong lấy mẫu chất thải Formosa chôn ở trang trại

Khi phát hiện hơn 100 tấn chất thải của Formosa chôn trong một trang trại ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh chỉ lấy 4 mẫu đi kiểm nghiệm. Lãnh đạo Sở Tài nguyên Hà Tĩnh đổ lỗi cho việc lấy ít mẫu là "thiếu sót của cán bộ chuyên môn".

Chủ động phòng, chống thiên tai

(HBĐT) - Là xã vùng cao, dân cư phân bố chủ yếu trên các triền đồi nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở trong mùa mưa bão. Cùng với đó là tình trạng ngập úng ở hầu hết các xóm trong thời gian dài vừa tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đuối nước, vừa gây thiệt hại lớn cho hoa màu của bà con. Trước thực trạng đó, hàng năm, xã Nam Sơn (Tân Lạc) luôn chủ động các phương án “đón” mùa mưa, bão.

Đã cất bốc, di dời gần 300 tấn chất thải Formosa chôn lấp trái phép

Chiều tối 16/7, sau 2 ngày cật lực cất bốc, di dời chất thải Formosa chôn lấp trái phép tại trang trại Giám đốc công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh đã hoàn thành. Gần 300 chất thải trộn với đất được vận chuyển về niêm phong, tạm giữ tại kho của Công ty TNHH MTV chế biến chất thải công nghiệp Hà Tĩnh.

Từ vụ Formosa: “Quản lý, giám sát môi trường là việc khó, tuyệt đối không được tư lợi”

Nhận xét quản lý môi trường là vấn đề rất khó, cần có năng lực, công nghệ và sự nghiêm túc, Viện trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành cho rằng, tuyệt đối không được tư lợi cá nhân, không thể vì trục lợi mà “vẽ đường cho hươu chạy”, bao che cho những hành vi sai trái.

Lựa chọn 3 xã để triển khai mô hình dự án tăng cường sản xuất và tiếp thị cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phía Bắc

(HBĐT) - Trong hai ngày 14-15/7, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã có chuyến khảo sát tại các xã thuộc 2 huyện Lương Sơn và Tân Lạc nhằm lựa chọn địa điểm triển khai dự án “Tăng cường cơ cấu sản xuất và tiếp thị cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở phía Bắc Việt Nam” (MOAP). Kết quả, xã Thành Lập, Hợp Hòa (huyện Lương Sơn) và xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc) được lựa chọn để triển khai dự án từ năm 2016 – 2019.

Nếu chất thải của Formosa nguy hại, xử lý theo Bộ luật hình sự

Sáng 14-7, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã nói như vậy khi trả lời việc xử lý vụ chôn lấp chất thải của Formosa

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục