Định hướng của ngành công nghiệp ô tô phấn đấu tăng tỷ lệ nội địa hóa đến năm 2020 đạt 60%, đến năm 2035 sẽ là 80%.

 

Trong giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Bộ Công Thương định hướng phát triển công nghiệp ô tô trở thành ngành quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Công nghiệp ô tô sẽ tập trung vào các việc hình thành doanh nghiệp qui mô lớn, thu hút và tập trung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp có Dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động.

o to viet nam huong den 80 phan tram ty le noi dia hoa hinh 1
Đến năm 2035 ô tô Việt Nam sản xuất đạt đến 80% tỷ lệ nội địa hóa.
(Ảnh minh họa: KT)

Đối với xe chở người đến 9 chỗ ngồi sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm xe con phù hợp với người Việt  Nam và xu hướng phát triển xe con của thế giới (xe thân thiện môi trường: eco car, hybrid…) gồm xe cá nhân, kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, thân thiện với môi trường và giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.

Riêng xe tải và xe khách, ngành tập trung vào phát triển các chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước có lợi thế và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn; các loại xe chuyên dùng, xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; xe khách tầm trung và tầm ngắn; xe chở bê tông, xi téc và đặc chủng an ninh - quốc phòng; xe nông dụng đa chức năng.

Bộ Công Thương cũng lưu ý đến việc tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp lớn nước trong và ngoài trong việc sản xuất linh kiện và phụ tùng.

Tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công lượng công nghệ cao để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, thay thế xe nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu. Phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa đến năm 2020 đạt 60% đối với một số dòng xe và đến năm 2035 đạt đến 80% tỷ lệ nội địa hóa xe do Việt Nam sản xuất.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tính đến năm 2015, cả nước đã có trên 400 doanh nghiệp tham gia sản xuất ô tô với quy mô vừa và nhỏ, với tổng công suất lắp ráp thiết kế đạt khoảng 460.000 xe/năm, gồm hầu hết các chủng loại xe con, xe tải và xe khách. Bước đầu đã hình thành nên một ngành công nghiệp hỗ trợ, cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Công nghiệp ô tô đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 100.000 lao động trực tiếp. Bước đầu tích luỹ được kinh nghiệm trong việc lắp ráp ô tô và sản xuất một số phụ tùng, linh kiện, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và phát triển ngành sản xuất - chế tạo ô tô.

Đặc biệt, các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa, một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…

Bộ Công Thương cũng nhìn nhận, mặc dù ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô đã hình thành, nhưng mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm lốp, sản phẩm nhựa .. Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe…/.

 

                                                              Theo VOV

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Cảnh báo cháy, nổ tại các khu chung cư và cơ sở kinh doanh đặc thù

(HBĐT) - Cảnh báo cháy, nổ tại các khu chung cư và cơ sở kinh doanh đặc thù (HBĐT) - Thời gian gần đây, trên toàn quốc và tại tỉnh ta liên tiếp xảy ra các vụ cháy tại khu chung cư và cơ sở kinh doanh đặc thù. Sức nóng từ các vụ hỏa hoạn đang làm “nóng” dư luận và là hồi chuông cảnh báo với mọi người dân.

Miền Bắc trở rét đậm, nhiều nơi rét dưới 10 độ C

Từ đêm mai 8-11, các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng, trung du phổ biến 16-19 độ C, vùng núi 13-15 độ C, núi cao 9-11 độ C.

Bão, áp thấp nhiệt đới năm nay kéo dài tới tháng 1 và 2-2017

Từ chiều 5-11, áp thấp nhiệt đới đã gây mưa lớn ở các tỉnh Nam Trung bộ, khiến lũ trên các sông dâng cao, nhiều khu vực bị chia cắt. Theo dự báo, bão và áp thấp nhiệt đới trong năm nay sẽ còn ảnh hưởng kéo dài đến thời tiết nước ta sang đầu năm 2017

Hội nghị giao ban KH&CN vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVI

(HBĐT) - Ngày 4/11, tại Trung tâm Hội nghị AP Plaza, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban KH&CN vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVI. Dự hội nghị, về phía Bộ KH&CN có đồng chí Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN; về phía tỉnh ta, có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND một số tỉnh, lãnh đạo sở, các phòng đơn vị trực thuộc của 14 Sở KH&CN các tỉnh.

Hội thảo Khoa học và công nghệ thúc đẩy liên kết và phát triển vùng Tây Bắc

(HBĐT) - Chiều 3/11, trong khuôn khổ giao ban Khoa học và công nghệ vùng miền núi phía Bắc lần thứ 16 do Bộ KH&CN phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội, Ban chỉ đạo Tây Bắc và UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo "Khoa học và công nghệ thúc đẩy liên kết và phát triển vùng Tây Bắc". Hội thảo được tổ chức với mục tiêu trao đổi, thảo luận nhằm thúc đẩy liên kết vùng, ứng dụng khoa học thúc đẩy kinh tế Tây Bắc. Tham dự hội nghị có các đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ KH&CN, Nguyễn Kim Sơn Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Cảnh Việt - Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc cùng nhiều đại biểu đến từ Bộ KH&CN, các Sở KH&CN.

Dịch vụ công trực tuyến - bước đột phá trong hiện đại hoá nền hành chính công

(HBĐT) - Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước, dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan Nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Việc triển khai, áp dụng dịch vụ công trực tuyến giúp cơ quan Nhà nước giảm tải áp lực công việc, giảm nhân lực, quá trình giải quyết công việc nhanh, thuận tiện, khoa học hơn, công tác quản lý, điều hành đạt hiệu quả cao hơn. Đối với công dân, doanh nghiệp, thay vì phải đến tận nơi có thể nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên mạng điện tử, qua đó giảm thời gian, chi phí đi lại. ở tỉnh ta, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã và đang được đầu tư thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục