(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có địa hình nhiều dốc, hệ thống sông, suối ngắn và hẹp, độ dốc lòng suối cao. Đa số người dân sinh sống ở ven sườn đồi, gần sông suối nên nguy cơ cao chịu thiệt hại về người và tài sản trong mùa mưa bão. Vì vậy, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bảo đảm sản xuất, ổn định đời sống người dân trong mùa mưa lũ sắp tới, huyện Kim Bôi sớm xây dựng các phương án ứng phó, chủ động phòng tránh và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Nông dân xóm Sào, xã Hạ Bì (Kim Bôi) khơi thông dòng chảy, đảm bảo thoát lũ trong mùa mưa bão.
Năm 2016, toàn huyện thiệt hại trên 2 ha thủy sản trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ ngày 23/1-7/2/2016. Trong mùa mưa lũ, cơn bão số 1 và số 3 khiến 12 hộ phải di dời khẩn cấp. Hàng trăm ha lúa, màu bị cuốn trôi và mất trắng. Hàng trăm con gia súc bị lũ cuốn trôi. Trên 4.000 m³ đường giao thông nông thôn bị sạt lở. 43 bai tạm, 2 bai kiên cố và 227m mương xây bị vỡ. Cửa 8 công trình thủy lợi, trạm bơm bị bồi lắng đất, đá… Tổng giá trị thiệt hại của huyện do thiên tai gây ra lên tới gần 36 tỷ đồng.
Bước vào mùa mưa lũ năm nay, ngay từ cuối tháng 3, huyện đã chủ động xây dựng, hoàn tất kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), dự kiến trung tuần tháng 4 sẽ triển khai tới các xã, thị trấn trên địa bàn. Theo phòng NN&PTNT huyện, trong thời gian tới, trên huyện có khả năng các hình thái thiên tai xuất hiện và diễn biến phức tạp, bất thường như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở triền đồi, vùng núi cao, hạn hán và lốc xoáy.
Trước tình hình đó, để đảm bảo về vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác PCTT&TKCN của địa phương, bên cạnh việc trích ngân sách hỗ trợ rọ thép, áo phao và bao tải phục vụ cho công tác phòng, chống lũ bão, huyện cũng chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan chuẩn bị dự trữ thuốc, hàng tiêu dùng để kịp thời phục vụ nhân dân. Củng cố hệ thống thông tin liên lạc từ huyện đến cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức để người dân tự giác tham gia phòng, chống, tránh thiên tai. Tổ chức kiểm tra và đề ra các biện pháp khắc phục như huy động nhân dân đóng góp bao tải, đất, đá, cọc tre sửa chữa các công trình thuỷ lợi, giao thông, dân sinh, trường học, bệnh xá, hành lang đường dây điện.
Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông, dân dụng, các hồ chứa nước, kè chống sạt lở trên địa bàn để nắm chắc các thông số kỹ thuật, tình hình hoạt động, có kế hoạch duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn và phát huy năng lực phục vụ. Tổ chức rà soát, kiểm tra và tổng hợp số liệu các hộ dân đang sinh sống tại khu vực xung yếu, đặc biệt là các xã vùng ven sông Bôi để lập kế hoạch di dời về nơi an toàn.
Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra và kịp thời khắc phục hậu quả sau lũ bão để lại, địa phương đã xây dựng lịch trực PCTT&TKCN năm 2017, kiện toàn các tiểu ban trực thuộc Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra UBND các xã, thị trấn về công tác thường trực, chuẩn bị các nguồn lực theo phương châm “Bốn tại chỗ”, có kế hoạch triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện công tác phòng, chống, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả dựa trên cơ sở đề xuất, tham mưu của các tiểu ban và thông tin từ các xã, thị trấn về tình hình thiên tai tại địa phương.
Năm nay, nơi trực của Ban chỉ huy PCTT&TKCN được đặt tại 3 điểm gồm vùng bắc huyện, vùng trung tâm và vùng nam huyện. Thời gian đến hết ngày 31/12/2017, các điểm đảm bảo trực ban 24/24 giờ, kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, có trách nhiệm theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết để nắm bắt tình hình và chỉ đạo thực hiện, ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Thu Hằng
(HBĐT) - Là 1 trong những xã khó khăn nhất của huyện Kim Bôi, thu nhập bình quân của người dân xã Cuối Hạ mới đạt 11,5 triệu đồng/năm, chủ yếu từ nghề nông. Tuy nhiên, những năm gần đây, vào vụ đông - xuân, hơn 50% diện tích đất canh tác tại xã bị bỏ hoang do thiếu nước tưới.
(HBĐT) - Diễn biến thời tiết đang có biểu hiện thất thường. Trên địa bàn các tỉnh lân cận như Thanh Hóa và một số tỉnh khác đã xảy ra gió giật, mưa giông, mưa đá, tố lốc làm thiệt hại cho người dân. Vì vậy các cấp, các ngành và người dân khẩn trương triển khai những biện pháp phòng - chống giông lốc, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thông tin cập nhật về tình hình nắng nóng của Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương và các đài khí tượng - thủy văn khu vực chiều 10-4 cho biết, vào hôm nay (11-4), tại khu vực Đông Nam bộ sẽ có nắng nóng xảy ra diện rộng, với nền nhiệt độ cao nhất lên tới 37°C. Tại TPHCM, mặc dù nhiệt độ cao nhất chỉ đạt 35°C nhưng ở khu vực nội thành sẽ có nắng nóng, hình thái phổ biến là ngày nắng nóng, đêm không mưa.
(HBĐT) - Chiều 7/4, Ban quản lí xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (CSHT) huyện Lương Sơn đã tổ chức nghiệm thu và bàn giao 2 công trình CSHT cho xã Cao Dương quản lý và sử dụng.
(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Nghị định quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 1 - 12 tháng.
(HBĐT) - Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý kiên quyết các vi phạm pháp luật về đất đai. Chính quyền địa phương chỉ đạo, giám sát thực hiện đầy đủ việc trồng rừng thay thế đối với các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định.