Theo báo tin của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, sau khi vượt qua Philipin, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão. Hồi 16h ngày 12/9, vị trí tâm bão ở khoảng 14,7 độ vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 850 km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất gần tâm bão cấp 8, giật cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km và tiếp tục mạnh lên. Đến 16h ngày 13/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 – 10, giật cấp 13. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông và giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6 – 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9 – 10, giật cấp 13 biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 13.

Thực hiện Công điện số 62/CĐ – TW hồi 19 giờ 30 ngày 12/9/2017 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, để chủ động đối phó với diễn biến của bão số 10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, đê, kè và các khu vực thường xuyên bị lũ, ngập úng, chia cắt thông tin cảnh báo để người dân, các đối tượng bị ảnh hưởng và triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.

2. Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa, lũ xảy ra trong thời gian qua; theo dõi chặt chẽ diến biến bão số 10, tình hình mưa lũ thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh.

3. Kiểm tra, rà soát chuẩn bị các phương án ứng phó, đảm bảo an toàn các hồ chứa, đặc biệt các hồ chứa xung yếu và các hồ chứa nhỏ đã đầy nước; Ban Chỉ huy phòng chống tiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình tăng cường công tác kiểm tra, rà soát lại các phương án ứng phó khi bão đổ bộ gây mưa lớn kết hợp với tác động của việc xả lũ của nhà máy thủy điện Hòa Bình;

4. Các Sở, ban, ngành, cơ quan là thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh căn cứ theo địa bàn, nhiệm vụ được giao chủ động rà soát kế hoạch, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai phương án phòng tránh thiên tai đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước;

5. Đài PT- TH tỉnh, Báo Hòa Bình thường xuyên cập nhật thông tin, tăng cường thời lượng đưa tin về diễn biến mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng tránh ứng phó kịp thời;

6. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết; thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tím kiếm cứu nạn tỉnh theo số điện thoại 02183.852 309; email: quanlythientaihb@gmail.com

Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện. 


                                                                       P.V

Các tin khác


Đảm bảo an toàn hạ lưu và khu vực lòng hồ khi xả lũ, tích nước hồ chứa thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - Ban Chỉ huy phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh vừa có công văn về việc đảm bảo an toàn hạ lưu và khu vực lòng hồ khi xả lũ và tích nước hồ chứa thủy điện Hòa Bình.

Bài 1: Nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ

(HBĐT) - Nền kinh tế thị trường hiện nay bản chất là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới và phát triển sản phẩm. Cùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh, điều kiện tiên quyết để đưa sản phẩm ra thị trường lớn là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN), việc bảo hộ quyền SHTT đối với các tài sản trí tuệ (TSTT) có vai trò ngày càng quan trọng. Nhưng đáng tiếc tại tỉnh ta, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa nhận biết được tầm quan trọng đó, dẫn tới việc bỏ lỡ cơ hội vươn xa cho sản phẩm đặc trưng của mình.

Quốc lộ 12 sạt lở, huyện Điện Biên Đông bị chia cắt

Mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến nhiều tuyến đường của tỉnh Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng. Tối 5-9, đã xảy ra sạt lở trên tuyến Quốc lộ 12 đoạn km 235, tại đỉnh đèo Keo Lôm, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông. Trên Quốc lộ 279, sự cố sạt lở nghiêm trọng tại Km11+300, thuộc xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã khắc phục bước đầu, các phương tiện có thể đi lại được.

Xã Trường Sơn không chủ quan trước tình hình thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) - Tháng 6/2017, mưa to, lũ về. 2 thanh niên ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bất cẩn khi vượt suối trên địa bàn xã Trường Sơn (Lương Sơn) đã bị nước cuốn trôi làm 1 người tử vong. Mới nhất, ngày 2/8/2017, mưa to, nước suối dâng cao, ông Bùi Văn Sình (sinh năm 1954) người xóm Tháy đã bị dòng nước xiết cuốn về hạ lưu. Đến sáng hôm sau, người dân mới tìm thấy thi thể người đàn ông xấu số cách nơi xảy ra tai nạn gần 1km...

Từ 15 giờ, giá xăng Ron 92 tăng hơn 300 đồng/lít

Chiều 5-9, Liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành, đồng thời xả quỹ bình ổn và tăng giá các loại xăng từ 285 đồng/lít đến 306 đồng/lít, tăng giá các loại dầu từ 43 đồng/kg đến 155 đồng/lít.

Đầu tư hạ tầng giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh

(HBĐT) - Nếu so với mươi năm về trước, diện mạo, hạ tầng giao thông của tỉnh có bước tiến vượt bậc. Những con đường tiếp tục được hoàn thiện nâng cấp, ngày một nối dài, vươn tới vùng cao, vùng sâu vùng xa, mang lại những cơ hội lớn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục