Sơ đồ vị trí và đường đi
của hai áp thấp nhiệt đới sáng 1-11 - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn
trung ương
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 4h sáng 1-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách Côn Đảo khoảng 200km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7,giật cấp 9.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ươngdự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.
Đến rạng sáng 2-11, vị trí tâm tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Nam tỉnh Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ),giật cấp 9.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng.
Sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động mạnh. Ven biển các tỉnh Nam Bộ cần đề phòng nước dâng kết hợp với triều cường cao từ 4-4,5m.
Từ chiều và đêm 1-11 đến hết ngày 2-11, ở Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm.
Trong khi đó một áp thấp nhiệt đới khác hình thành cách đảo Palawan (Philippines) khoảng 680km về phía đông ngày 31-10 di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờđiđược khoảng 20km đang được dự báo nhiều khả năng mạnh lên thành bão.
4h sáng 1-11, vịtrí tâm áp thấp nhiệt đới ởvào khoảng 11,5độVĩBắc; 121,5 độ Kinh Đông, cách đảo Pa-la-oan(Philippin) khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ),giật cấp 9.
Dự báo rạng sáng 2-11, bão sẽ vào Biển Đông trở thành bão số 12.
Ông Lê Thanh Hải, phó tổng giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhận định diễn biến của hai áp thấp nhiệt đới hiện nay rất phức tạp và có tương tác với nhau.
Khả năng áp thấp nhiệt đới thứ nhất sẽ di chuyển đi ngang phía nam mũi Cà Mau trước khi vào vịnh Thái Lan nhưng không loại trừ bão đổi hướng đổ bộ vào đất liền.
Áp thấp nhiệt đới này được hình thành và hướng vào phía nam mũi Cà Mau đúng vào thời điểm cả nước đang tưởng niệm các nạn nhân bão Linda xảy ra 20 năm về trước.
Vào năm 1997, vào đêm 31-10, một vùng áp thấp ở khu vực Nam Biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới với sức gió cấp 6, cấp 7, di chuyển theo hướng Tây.
Đến ngày 1-11-1997, khi ở 8 độ vĩ Bắc - 111,9 độ kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 600km về phía Đông - Đông Nam, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 5 (LINDA) với sức gió cấp 8, giật trên cấp 8.
Tối 2-11-1997, bão đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9.
Bão Linda đã làm 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương; số nhà bị sập là 107.892;…thiệt hại về vật chất ước tính 7.200 tỷ đồng.
Trong đó riêng tỉnh Cà Mau đã có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương.
TheoTuoiTre